Sinh viên khó tiếp cận nguồn vốn khi khởi nghiệp, lập nghiệp

VOV.VN - Để khởi nghiệp, điều kiện tiên quyết cần có vốn. Vốn ở đây bao gồm tài chính, giáo dục, mối quan hệ và uy tín. Trong đó, nguồn vốn giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng.

Chiều nay (19/12), thảo luận tổ góp ý văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI và thảo luận về chủ đề “Sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp”, Huỳnh Tấn Đạt, Hội sinh viên Việt Nam tại Úc đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn khởi nghiệp. Theo văn kiện, nguồn vốn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp gồm có nguồn hỗ trợ từ các cơ sở giáo dục, đào tạo; Xây dựng Quỹ hỗ trợ sinh viên trong nhà trường từ nguồn xã hội hóa; Từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. 

Theo Huỳnh Tấn Đạt, vốn là yếu tố quan trọng bậc nhất và cũng là rào cản chính trên con đường khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, Văn kiện Đại hội Hội Sinh viên nên làm rõ hơn về phương thức, điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận được các nguồn vốn này. Ngoài ra, theo Huỳnh Tấn Đạt, hiện nay du học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn khởi nghiệp tại nước ngoài. Trong khi đó, căn cứ theo 3 nguồn vốn ở trên đã nêu, du học sinh chỉ có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức nằm ngoài cơ sở giáo dục. Do đó, Huỳnh Tấn Đạt kiến nghị cần có những cơ chế đặc thù hỗ trợ du học sinh Việt Nam về vốn, hoặc giới thiệu ý tưởng của sinh viên tới các tổ chức, quỹ đầu tư.

“Các trường Đại học, Cao đẳng này là hơi nắm rõ nhất năng lực, khả năng thành công của các bạn du học sinh, cũng như ý tưởng của họ. Đổi ngược lại, sự thành công của sinh viên Việt Nam cũng làm tăng uy tín của cơ sở giáo dục đó.

Bên cạnh đó, văn kiện nêu lên việc xây dựng sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến, chia sẻ các mô hình khởi nghiệp thành công; phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các ý tưởng khởi nghiệp trong thực tiễn.

Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia rất mong đợi sáng kiến này đi vào thực tiễn, đặc biệt là phần xây dựng sàn giao dịch ý tưởng và chia sẻ các mô hình thành công để chúng tôi có thể đóng góp những ý tưởng, cách làm hay với bạn bè trong nước”, Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh.

Đại diện Hội sinh viên Việt Nam tại Australia cũng cho rằng, hiện nay đã có các mạng lưới đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, Hội Sinh viên Việt Nam cũng cần có chủ trương kết nối sinh viên ngoài nước tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của các mạng lưới này để du học sinh có thể tiếp cận được với các chuyên gia, cũng như tiếp cận nhiều với kinh nghiệm, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại nước sở tại nhằm khơi gợi tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

Liên kết giữa các cơ sở đào tạo để cùng thực hiện một ý tưởng hoặc dự án khởi nghiệp

Còn theo Tôn Thất Lê Hoàng Thiện- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Huế, khởi nghiệp cho sinh viên không dễ thành công ngay mà phải có một quá trình, vì vậy, từng nội dung, hoạt động, cách làm phải thật sự chắc từng bước một. Trong chiến lược giúp sinh viên khởi nghiệp, không chỉ tạo ra các nhóm sinh viên khởi nghiệp trong cùng trường mà còn cần kết hợp giữa các trường đại học với nhau, để tận dụng thế mạnh của sinh viên các ngành, đem lại hiệu quả cao nhất.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho sinh viên, Tôn Thất Lê Hoàng Thiện cho rằng, trước tiên cần xác định rõ những thế mạnh và điểm yếu của sinh viên trong môi trường khởi nghiệp.

 “Để khởi nghiệp, điều kiện tiên quyết cần có vốn. Vốn ở đây bao gồm tài chính, giáo dục, mối quan hệ và uy tín. Trong đó, nguồn vốn giáo dục cực kỳ quan trọng. Với chất lượng của Đại học Huế cùng môi trường đa ngành, đa lĩnh vực, các bạn sinh viên sau khoảng thời gian học tại trường có thể tích lũy được nguồn vốn giáo dục đủ lớn để có thể bước ra xã hội, bắt đầu hành trình của một doanh nhân khởi nghiệp. Đó là một thế mạnh của sinh viên Đại học Huế.

Ngoài ra một ưu điểm nữa chính là đức tính chịu khó, muốn vươn lên của sinh viên. Đây cũng là một yếu tố thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.

Tuy nhiên, do đặc thù kinh tế của khu vực miền Trung, sinh viên trong giai đoạn học tập thiếu khá nhiều về môi trường thực hành trong các doanh nghiệp. Năng lực của mỗi con người được đánh giá thông qua 3 tiêu chí kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tiêu chí kinh nghiệm của sinh viên chưa thực sự có đủ điều kiện để nâng cao nhiều. Do đó, Đại học Huế đang có các đề án để xây dựng các phòng thực hành chế tạo, nhằm tạo thêm môi trường để sinh viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn”, Phó Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Huế cho biết.

Cũng theo Tôn Thất Lê Hoàng Thiện cần chú trọng chất lượng, tăng cường khả năng ứng dụng, cụ thể hóa trong thực tiễn của các dự án khởi nghiệp. Các chương trình đào tạo, giới thiệu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên hiện tại đã có sự thay đổi về bản chất.

Ngày nay sinh viên bắt đầu hướng tới nguyên lý cơ bản của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là đi giải quyết các vấn đề của xã hội đang gặp phải. Chính vì thế, tính khả thi của ý tưởng rất tốt. Giai đoạn từ ý tưởng đến sản phẩm ra thị trường cần sự đóng góp của nhiều yếu tố khác. Trong đó đội nhóm phát triển dự án - yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Thực tiễn môi trường đại học toàn Việt Nam cũng như Đại học Huế, khả năng thành công của một dự án do sinh viên dẫn dắt thường là không cao. Điều này xuất phát từ tính cam kết về mặt thời gian của sinh viên không được đảm bảo vì bị chi phối bởi thời gian học. Sẽ là một kết quả khác nếu người dẫn dắt là giảng viên cùng với sự tham gia của các cộng sự là sinh viên.

Ngoài ra cũng có thể cụ thể hóa hoặc chuyển giao công nghệ từ các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp để các bạn sinh viên có tiền đề hơn trong việc khởi nghiệp và lập nghiệp, nhất là sinh viên trong khối ngành công nghệ và ứng dụng. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo để cùng thực hiện một ý tưởng hoặc dự án khởi nghiệp để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong mỗi đầu công việc qua đó tạo ra dự án khởi nghiệp hoàn chỉnh hơn.

“Để thúc đẩy hơn nữa hệ sinh thái khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong thời gian tới cần phải có những giải pháp mang tính tổng thể. Trong đó, trường học phải vừa là nơi trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, sự trải nghiệm cũng như truyền cảm hứng để học sinh, sinh viên sẵn sàng khởi nghiệp và trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

Việc xây dựng kế hoạch, hoạt động phải khai thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực, nâng cao năng lực, thúc đẩy phát triển năng lực và kiến tạo động lực cho các bên liên quan bao gồm học sinh, sinh viên, đội ngũ giảng viên, nhà trường, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và địa phương.

Ngoài ra, trường đại học phải là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân, kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động tích cực, là nguồn tài nguyên lớn giúp doanh nghiệp, trong đó, có các doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng trưởng một cách bền vững”, Tôn Thất Lê Hoàng Thiện nhấn mạnh.

Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp

Còn theo Nguyễn Hà Cẩm Ly, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang, khởi nghiệp lập nghiệp là một xu hướng tất yếu của thời đại, đặc biệt là đối với sinh viên. 

Để phát huy vai trò của Hội Sinh viên trong phát huy khởi nghiệp lập nghiệp trong sinh viên, Nguyễn Hà Cẩm Ly cho rằng, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể. Trong đó tập trung nâng cao nhận thức về khởi nghiệp lập nghiệp cho sinh viên. Hội sinh viên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về khởi nghiệp lập nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa, vai trò của khởi nghiệp lập nghiệp, những thuận lợi, khó khăn khi khởi nghiệp, những kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.

Hội sinh viên cũng cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp, như xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn vốn, hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, kết nối sinh viên với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Theo Nguyễn Hà Cẩm Ly, một số mô hình, hoạt động cần đẩy mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, lập nghiệp trong sinh viên như phát triển mô hình câu lạc bộ khởi nghiệp – đây là nơi sinh viên có thể giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về khởi nghiệp. Câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động như: sinh hoạt định kỳ, các buổi hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi khởi nghiệp,... Mô hình Hội đồng cố vấn khởi nghiệp – nơi  tập hợp các chuyên gia, doanh nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Hội đồng cố vấn có thể tư vấn, hướng dẫn sinh viên trong quá trình xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, phát triển dự án khởi nghiệp.

Bên cạnh đó cũng cần hình thành các mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tập hợp các nguồn lực, cơ hội, dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Với những giải pháp và mô hình hoạt động cụ thể, Hội Sinh viên có thể phát huy vai trò quan trọng trong việc phát huy khởi nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước: Sinh viên cần xác định tâm thế, trách nhiệm đối với đất nước
Chủ tịch nước: Sinh viên cần xác định tâm thế, trách nhiệm đối với đất nước

VOV.VN - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2023-2028, diễn ra tại Hà Nội, sáng 19/12.

Chủ tịch nước: Sinh viên cần xác định tâm thế, trách nhiệm đối với đất nước

Chủ tịch nước: Sinh viên cần xác định tâm thế, trách nhiệm đối với đất nước

VOV.VN - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2023-2028, diễn ra tại Hà Nội, sáng 19/12.

Anh Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI
Anh Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI

VOV.VN - Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá X, nhiệm kỳ 2018 - 2023, tái đắc cử chức danh Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Anh Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI

Anh Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI

VOV.VN - Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá X, nhiệm kỳ 2018 - 2023, tái đắc cử chức danh Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Gần 700 đại biểu dự phiên thứ nhất Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ XI
Gần 700 đại biểu dự phiên thứ nhất Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ XI

VOV.VN - Chiều nay (18/12), Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 họp phiên thứ nhất với sự tham dự của 695 đại biểu đại diện cho hơn 1,7 triệu hội viên và gần 2,1 triệu sinh viên Việt Nam.

Gần 700 đại biểu dự phiên thứ nhất Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ XI

Gần 700 đại biểu dự phiên thứ nhất Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ XI

VOV.VN - Chiều nay (18/12), Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 họp phiên thứ nhất với sự tham dự của 695 đại biểu đại diện cho hơn 1,7 triệu hội viên và gần 2,1 triệu sinh viên Việt Nam.