Những điều các siêu thị không muốn khách hàng biết
VOV.VN -Các cửa hàng, siêu thị thường nghiên cứu kỹ tâm lý khách hàng để hướng họ quan tâm đến sản phẩm và chịu móc hầu bao chi tiêu.
Một số cửa hàng tạp hóa chọn giai điệu âm nhạc chậm hơn so với nhịp tim trung bình để mọi người dành nhiều thời gian mua sắm, thư giãn và đi với tốc độ chậm, khuyến khích họ nhìn vào sản phẩm lâu hơn một chút. |
Nếu một sản phẩm đã đến ngày hết hạn và nó vẫn còn sử dụng được, các cửa hàng tạp hóa có thể thay một nhãn khác đẩy lùi ngày hết hạn lại |
Thực phẩm không bán hết mà gần hết hạn có thể được vứt bỏ hoặc tái chế thành các món khác. Những thực phẩm này cũng có thể được trả lại cho các công ty làm nguyên liệu cho các sản phẩm mới. |
Các cửa hàng hầu như không làm sạch các xe đẩy mua hàng |
Các loại rau và trái cây bắt đầu mất đi độ ẩm từ thời điểm được chọn lọc và đem đến cửa hàng. Lớp sương ẩm mọi người thấy trên sản phẩm như cà rốt, bông cải xanh, ớt giúp sản phẩm ẩm và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, phun quá nhiều nước có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn, đặc biệt là trên các loại rau không cần nhiều độ ẩm. |
Tất cả những sản phẩm như gôm, kẹo và tạp chí được bày ở khu vực thanh toán bởi vì các chủ cửa hàng biết rằng khách hàng sẽ buộc phải nhìn vào chúng trong khi họ chờ đợi đến lượt mình thanh toán. |
Những coupon giảm giá không thực sự có ý nghĩa giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền mặt nhưng nó đem lại cảm giác khiến người mua cảm thấy mua được hàng với giá rẻ hơn. |
Khách hàng có nhiều khả năng mua các sản phẩm mà họ nhìn thấy đầu tiên, do đó, các mặt hàng đắt tiền nhất thường là ngang tầm mắt, các sản phẩm giá thấp hơn thường ở phía dưới và phía trên kệ hàng. |
Thay vì tăng giá, một số nhà sản xuất giảm trọng lượng của sản phẩm nhưng không thay đổi bao bì. |