Những điều cần biết khi đi lễ chùa đầu năm

VOV.VN - Chùa là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của một cộng đồng. Khi đi lễ chùa cần chú ý đến những điều kiêng kị để có nhiều may mắn trong năm mới.

Đầu năm mới, nhiều người có thói quen đi chùa cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình. Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, nhưng lễ chùa sao cho đúng, không phải ai cũng biết, đặc biệt là người trẻ.

Nguyên tắc ra vào chùa

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa, nên đi cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), không bước vào cửa Trung quan (cửa giữa) cũng như dẫm lên bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Theo quan niệm xưa, cửa Trung quan chỉ dành cho bậc Thiên tử, bậc cao tăng, khoa bảng ra vào chùa. Vì thế ngày thường nhiều chùa không mở cửa chính.

Đi lễ chùa nên tránh đi bằng cửa chính. (Ảnh minh họa).

Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi lễ chùa

Chùa là cõi thanh tịnh, nơi thờ Phật, do vậy khi vào chùa bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc những trang phục quá hở hang, lòe loẹt. Các bạn nữ cũng không nên mặc váy, quần quá ngắn, gây phản cảm, thể hiện sự thiếu tôn trọng với thần thánh, tổ tiên, đồng thời có thể phát sinh những hệ quả xấu do trang phục không phù hợp.

Sắm sửa lễ vật

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức, để tránh dung tục hóa.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Cầu nguyện

Theo quan niệm của Phật giáo, Đức Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho chúng sinh chứ không độ về đường công, danh, tài, lộc. Nếu muốn cầu về những đường này, bạn nên đến các đình, đền.

Những bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn hoá đi chùa khác lạ của người Việt
Văn hoá đi chùa khác lạ của người Việt

VOV.VN - Hòa vào dòng người hành lễ, chứng kiến cảnh thi nhau khấn vái, tấu sớ, mong Phật chứng giám... mới thấy văn hóa đi chùa khác lạ của người Việt.

Văn hoá đi chùa khác lạ của người Việt

Văn hoá đi chùa khác lạ của người Việt

VOV.VN - Hòa vào dòng người hành lễ, chứng kiến cảnh thi nhau khấn vái, tấu sớ, mong Phật chứng giám... mới thấy văn hóa đi chùa khác lạ của người Việt.

Những loại hoa tuyệt đối kiêng kỵ bày trên bàn thờ
Những loại hoa tuyệt đối kiêng kỵ bày trên bàn thờ

VOV.VN -Dâng hoa tươi khi cúng là để thể hiện lòng thành kính, tuy nhiên không phải loại hoa nào cũng có thể đạt trên bàn thờ. 

Những loại hoa tuyệt đối kiêng kỵ bày trên bàn thờ

Những loại hoa tuyệt đối kiêng kỵ bày trên bàn thờ

VOV.VN -Dâng hoa tươi khi cúng là để thể hiện lòng thành kính, tuy nhiên không phải loại hoa nào cũng có thể đạt trên bàn thờ. 

Những điều kiêng kỵ theo phong tục của Trung Quốc
Những điều kiêng kỵ theo phong tục của Trung Quốc

VOV.VN -Mỗi nền văn hóa có những điều cấm kỵ của riêng mình và người Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Những điều kiêng kỵ theo phong tục của Trung Quốc

Những điều kiêng kỵ theo phong tục của Trung Quốc

VOV.VN -Mỗi nền văn hóa có những điều cấm kỵ của riêng mình và người Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo
Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo

VOV.VN -Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Người Việt rất chú trọng những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để có một năm mới tốt đẹp hơn.

Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo

Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo

VOV.VN -Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Người Việt rất chú trọng những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để có một năm mới tốt đẹp hơn.