Nông dân Trà Vinh kêu cứu vì nắng hạn bất thường

VOV.VN - Vào thời điểm này nguồn nước trên địa bàn đã bị cạn kiệt, hàng ngàn hecta hoa màu bị chết cháy.

Nhờ hệ thống thuỷ lợi trong vùng ngọt hóa đảm bảo nguồn nước, mà tỉnh Trà Vinh luôn thu được năng suất cao cả lúa lẫn hoa màu. Vụ đông xuân vừa rồi năng suất bình quân đạt 7,2 tấn/ha cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, vào thời điểm này nguồn nước trên địa bàn đã bị cạn kiệt, hàng ngàn hecta hoa màu bị chết cháy, lúa hè thu không đủ điều kiện xuống giống khiến nông dân hết sức khó khăn.

Trong khi đó theo dự báo, đến cuối tháng 5 tới Trà Vinh mới có mưa, vì vậy ngành nông nghiệp địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp chống hạn, nhưng vì thiếu kinh phí kết quả thu được không như mong đợi.

Hệ thống cống đập Láng Thé, xã Đại Phước, huyện Càng Long - Trà Vinh được đóng kín để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất (Ảnh: Báo Hậu Giang)

Nếu như mọi năm vào thời gian này, cả khu vực rộng lớn thuộc ấp Sóc Ruộng, Trà Khúp, Thốt Nốt của xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải đi đến đâu cũng nghe người dân nhắc đến giá ớt, giá bí cao, hẹn nhau gọi thương lái… thì nay không khí im ắng đến lạ thường. Ngoài đồng, hoa màu èo uột dưới cái nắng như đốt, các con kênh đều bị cạn kiệt, đóng rong và nhiễm phèn nặng.

Ông Thạch Thon – một nông dân chuyên canh tác cây màu ngắn ngày ở ấp Trà Khúp cho biết: “2 công cải của tôi mấy ngày nay bị cháy lá hết. Nước trong kênh đều bị nhiễm phèn rất nặng, tát vào ruộng thì lúa bị ngã vàng, tưới hoa màu thì cháy hết lá. Tưới nước giếng thì được nhưng giếng bị hụt nước rất sâu, có người khoan tới hơn trăm mét mà phải dùng thiết bị trợ lực mới bơm được”.

Trong khi đó tại vùng đất giồng cát Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, nơi cây màu mùa khô phụ thuộc hoàn toàn vào giếng khoan thì tình hình càng khó khăn hơn. Ông Kim Huỳnh Anh cho biết, mọi năm sau khi thu hoạch lúa đông xuân cả cánh đồng đều lắp đầy bí, dưa, đậu xanh nhưng năm nay không đủ nước tưới, phần lớn diện tích đều bỏ hoang. Còn đối với những hộ quyết tâm trồng cũng không đạt năng suất.

Không chỉ khu vực cuối nguồn dẫn ngọt Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang bị cạn kiệt nguồn nước mà cả vùng nằm giữa dự án ngọt hóa nguồn nước phục vụ sản xuất cũng rất khó khăn. Tại xã Phước Hảo, huyện Châu Thành, một trong những địa phương có diện tích màu mùa khô phát triển mạnh, khu vực nằm ngoài đê bao nguồn nước hoàn toàn nhiễm mặn, trong khi phía trong lại không có nước.

Để cứu hoa màu nhiều hộ tự khoan giếng lấy nước ngầm phục vụ tươi tiêu, làm cho nguy cơ nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn là rất lớn, ảnh hưởng nghiệm trọng trên cả khu vực.

Ông Tô Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hảo cho biết: “Xã cũng đã tuyền truyền vận động người dân hạn chế sử dụng nước ngầm, vì nguy cơ cạn kiệt nguồn nước. Đồng thời đề nghị lên trên cung cấp nguồn nước từ phía nguồn nước ngọt để giúp người dân giải quyết nước cho cây màu trong mùa khô”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có trên 20.000 giếng khoan khai thác nước ngầm phục vụ nuôi thủy sản, trồng màu và sinh hoạt, tập trung nhiều nhất tại khu vực Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành. Trong khi đó, Trà Vinh là một địa phương giáp biển Đông, vào mùa khô nhất là thời điểm này toàn bộ diện tích của tỉnh đều bị nước mặn bao vây, buộc địa phương đóng toàn bộ cống ngăn mặn, chỉ duy trì các kênh trục dẫn ngọt từ phía thượng nguồn Vĩnh Long. Do vậy các kênh, rạch phía trong dự án bị thiếu nước trầm trọng, nhất là khu vực cuối nguồn.

Để giải quyết nguồn nước phục vụ sản xuất, thu hoạch xong lúa đông xuân tới đâu tỉnh cho triển khai nạo vét thủy lợi ngay tới đó. Tuy nhiên với kinh phí quá lớn trong khi ngân sách từ Trung ương chỉ hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng nên địa phương phải bổ sung hàng chục tỷ đồng từ nhiều nguồn, trong đó có cả nguồn vận động từ người dân.

Trước mắt, tiến hành nạo vét trên 200 kênh sườn, một số đoạn kênh trục; đồng thời đề nghị Trung ương hỗ trợ nạo vét mở rộng 25 tuyến kênh trục dẫn ngước, tổng chiều dài gần 51km; xây dựng các tuyến bao, cống, bọng hoàn chỉnh cho vùng dự án Nam Măng Thít, với tổng mức đầu tư gần 550 tỷ đồng.

Ông Đoàn Tấn Triều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: “Các con kênh của Trà Vinh chủ yếu nằm trong đê bao nên bồi lắng nhanh. Đúng ra với hệ thống thủy lợi 176.000ha trong vùng dự án, với kinh phí hỗ trợ 14-15 tỷ đồng hiện nay, thì không đảm bảo công tác nạo vét nội đồng. Tỉnh cũng có đề nghị Trung ương thực hiện. Tuy nhiên trong điều kiện có thể, chúng tôi cố gắng kết hợp với biện pháp vận hành công trình để làm sao đảm bảo vận hành cho nó tốt”.

Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và tác động mạnh, gây ảnh hưởng xấu ở ĐBSCL, nhất là các tỉnh ven biển. Mực nước lũ ngày càng xuống thấp khiến cho nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền. Trong khi đó Trà Vinh một tỉnh nghèo, nhưng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thủy lợi dẫn ngọt và đê bao ngăn mặn.

Nếu không được hỗ trợ triển khai hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và cấp kinh phí nạo vét các kênh trục dẫn ngọt từ phía thượng nguồn kịp thời, thì đời sống của người dân tỉnh này sẽ tiếp tục khó khăn, bài toán giảm nghèo càng nan giải hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn
Chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Theo dự báo hạn hán trong vụ Hè thu sẽ xảy ra khốc liệt hơn nữa ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn

Chủ động phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Theo dự báo hạn hán trong vụ Hè thu sẽ xảy ra khốc liệt hơn nữa ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Đắc Lắc: Hạn hán sẽ tiếp tục khốc liệt trong 1 tháng tới
Đắc Lắc: Hạn hán sẽ tiếp tục khốc liệt trong 1 tháng tới

VOV.VN -Đến hôm nay, ở Đắc Lắc đã có gần 25.000 ha cây trồng bị hạn hán, ước tính tổng thiệt hại gần 800 tỷ đồng.

Đắc Lắc: Hạn hán sẽ tiếp tục khốc liệt trong 1 tháng tới

Đắc Lắc: Hạn hán sẽ tiếp tục khốc liệt trong 1 tháng tới

VOV.VN -Đến hôm nay, ở Đắc Lắc đã có gần 25.000 ha cây trồng bị hạn hán, ước tính tổng thiệt hại gần 800 tỷ đồng.

Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng
Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Ở  khu vực Tây Nguyên, hạn hán đang bước vào cao điểm. Riêng tỉnh Gia Lai hơn 8.000ha cây trồng bị hạn, với tổng thiệt hại trên 100 tỷ đồng

Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

Gia Lai: Hạn hán gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Ở  khu vực Tây Nguyên, hạn hán đang bước vào cao điểm. Riêng tỉnh Gia Lai hơn 8.000ha cây trồng bị hạn, với tổng thiệt hại trên 100 tỷ đồng

Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt
Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt

VOV.VN -Hạn hán ơ Nam Trung Bộ tiếp tục xảy ra từ nay đến hết vụ đông xuân và kéo dài đến hết vụ hè thu đến hết tháng 9.

Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt

Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt

VOV.VN -Hạn hán ơ Nam Trung Bộ tiếp tục xảy ra từ nay đến hết vụ đông xuân và kéo dài đến hết vụ hè thu đến hết tháng 9.

Hạn hán kéo dài, người nông dân Kon Tum lo lắng
Hạn hán kéo dài, người nông dân Kon Tum lo lắng

VOV.VN - Diện tích cây trồng bị khô hạn của Kon Tum có thể lên tới trên 1.500 héc-ta do hạn hán kéo dài.

Hạn hán kéo dài, người nông dân Kon Tum lo lắng

Hạn hán kéo dài, người nông dân Kon Tum lo lắng

VOV.VN - Diện tích cây trồng bị khô hạn của Kon Tum có thể lên tới trên 1.500 héc-ta do hạn hán kéo dài.

Bắc Bình Thuận kiệt quệ với hạn hán kéo dài
Bắc Bình Thuận kiệt quệ với hạn hán kéo dài

VOV.VN -Tình trạng thiếu nước kéo dài làm cho cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng trở nên kiệt quệ.

Bắc Bình Thuận kiệt quệ với hạn hán kéo dài

Bắc Bình Thuận kiệt quệ với hạn hán kéo dài

VOV.VN -Tình trạng thiếu nước kéo dài làm cho cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng trở nên kiệt quệ.