Hậu Giang:

Phát hiện cây lộc vừng cổ thụ khoảng 300 năm tuổi

VOV.VN - Cây lộc vừng cổ thụ tọa lạc trên phần đất của ông Lê Văn Hùng ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp.

Từ thông tin của người dân cung cấp, sáng nay (26/2) ông Nguyễn Liên Khoa - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cùng với lãnh đạo một số ngành hữu quan của tỉnh đã đến xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp khảo sát tìm hiểu về cây lộc vừng cổ thụ được cho là có độ tuổi khoảng 300 năm. 

Ông Nguyễn Liên Khoa - Phó chủ tịch  thường trực UBND tỉnh Hậu Giang bên cây lộc vừng cổ thụ
Theo đó, cây lộc vừng cổ thụ tọa lạc trên phần đất của ông Lê Văn Hùng ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp. Hiện, cây có chiều cao hơn 20m, chu vi gốc hơn 6m.

Các lão nông ở đây cho biết từ nhỏ đã trông thấy cây lộc vừng sừng sững, to lớn hiện diện ở đây. Con rạch phía trước gần cây lộc vừng sinh sống dài khoảng 3km cũng được đặt tên là Rạch Cây Vừng. Cứ vào mùa xuân cây lại trút hết lá già, khoe những lá non xanh mơn mởn cùng hàng ngàn chùm hoa đỏ thắm làm rực cả một vùng quê.

Hàng năm, vào ngày 16/3 âm lịch có khá đông người dân trong xã và các vùng lân cận mang lễ vật đến đây khấn vái tạ ơn tiền nhân.

Qua khảo sát, ông Nguyễn Liên Khoa - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang nhận định: Đây là cây lộc vừng cổ thụ quý hiếm bởi tuổi đời của cây gắn với lịch sử khẩn hoang, khai phá vùng đất này.

Trước mắt, ông Khoa chỉ đạo các ngành hữu quan cần phối hợp với chính quyền địa phương và hộ dân đang sở hữu cây quý có biện pháp bảo vệ, chăm sóc để cây phát triển tốt, đồng thời tiến hành các bước tiến tới việc đề nghị trên công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Tỉnh sẽ có kế hoạch để đầu tư bảo quản. Nếu được công nhận là cây di sản hoặc  cây bản địa thì chúng tôi sẽ có kế hoạch đầu tư đường và cơ sở vật chất có thể nâng lên cao hơn để thu hút khách tham quan gần xa khắp mọi miền đất nước”, ông Nguyễn Liên Khoa cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lộc vừng Hồ Gươm thay áo mới
Lộc vừng Hồ Gươm thay áo mới

Cây lộc vừng cổ thụ bên Hồ Gươm (phía đường Đinh Tiên Hoàng) đã vàng rực một góc hồ…

Lộc vừng Hồ Gươm thay áo mới

Lộc vừng Hồ Gươm thay áo mới

Cây lộc vừng cổ thụ bên Hồ Gươm (phía đường Đinh Tiên Hoàng) đã vàng rực một góc hồ…

Lộc vừng Hồ Gươm thay áo mới (Ảnh: Hà Thành)
Lộc vừng Hồ Gươm thay áo mới (Ảnh: Hà Thành)
Hoa lộc vừng không chỉ nở vào đầu hạ và giữa thu? (ảnh chụp tại cây lộc vừng 9 gốc bên hồ Gươm 21/7/09- T.H.)
Hoa lộc vừng không chỉ nở vào đầu hạ và giữa thu? (ảnh chụp tại cây lộc vừng 9 gốc bên hồ Gươm 21/7/09- T.H.)
Lộc vừng chín gốc trổ hoa
Lộc vừng chín gốc trổ hoa

Hỏi bất cứ một người Hà Nội nào về báu vật của Hồ Gươm, câu trả lời là ngoài Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn còn có cây Gạo già đối diện tháp Rùa và cây Lộc vừng cổ thụ đối diện Sở Điện lực.

Lộc vừng chín gốc trổ hoa

Lộc vừng chín gốc trổ hoa

Hỏi bất cứ một người Hà Nội nào về báu vật của Hồ Gươm, câu trả lời là ngoài Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn còn có cây Gạo già đối diện tháp Rùa và cây Lộc vừng cổ thụ đối diện Sở Điện lực.

Quyến rũ lộc vừng Hồ Gươm thay lá
Quyến rũ lộc vừng Hồ Gươm thay lá

Cây lộc vừng đại thụ bên Hồ Gươm, phía đường Đinh Tiên Hoàng, đến mùa thay lá, tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn và quyến rũ.

Quyến rũ lộc vừng Hồ Gươm thay lá

Quyến rũ lộc vừng Hồ Gươm thay lá

Cây lộc vừng đại thụ bên Hồ Gươm, phía đường Đinh Tiên Hoàng, đến mùa thay lá, tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn và quyến rũ.