Phát hiện dấu tê giác một sừng tại Việt Nam
Việc phát hiện này đã khiến Việt Nam được coi là ngôi nhà của một trong hai loài tê giác duy nhất còn lại trên thế giới.
Quỹ Quốc tế Bảo tồn Động vật hoang dã (WWF) ngày 20/11 cho biết, các hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm loài tê giác một sừng tại Việt Nam đã có những dấu hiệu lạc quan.
Sau 5 ngày khảo sát tại các khu rừng thuộc miền Nam Việt Nam, bảy mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm thấy và gửi tới Đại học Queen’s University ở Canada để phân tích ADN nhằm xác định giới tính và số lượng cá thể. Sau đó, tổ chức về Động vật học của London sẽ tiến hành bản phân tích hóc môn để chỉ ra khả năng sinh sản và các mức độ tác động gây căng thẳng trong tình trạng hiện nay của loài vật này. Các mẫu xét nghiệm đã mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được các thông tin khoa học cần thiết. Các kết quả từ những phân tích này sẽ được sử dụng để tiến hành một kế hoạch ở mức độ khẩn cấp để bào tồn loài tê giác một sừng.
Cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học của WWF cùng với đội ngũ kiểm lâm thuộc một số vườn quốc gia tại Việt Nam tiến hành. Tê giác một sừng (tên khoa học là Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988./.