Quảng Nam khai tử các trường THPT tư thục

VOV.VN -“Cái chết” được báo trước của 1 trong 4 trường tư thục trên địa bàn đã thành hiện thực.

Ngày 31/10, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì cuộc họp với Hội đồng quản trị, Hội đồng sư phạm Trường THPT tư thục Hà Huy Tập, TP Tam Kỳ thông báo: "Trong điều kiện khó khăn hiện nay, trường có văn bản đề nghị các ngành chức năng của tỉnh tham mưu UBND tỉnh ra quyết định giải thể theo Luật phá sản”. Như vậy, “cái chết” được báo trước của 1 trong 4 trường tư thục trên địa bàn đã thành hiện thực. Đáng nói, thay vì tìm cách cứu vãn những “đứa con” “đẻ non” thì tỉnh lại nhanh chóng khai tử chúng. 

Cảnh đìu hiu tại trường Phạm Văn Đồng

Bước vào năm học 2013- 2014, Trường THPT Tư thục Phạm Văn Đồng, thuộc xã Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam chỉ tuyển được 15 học sinh. Cộng dồn cả 3 khối lớp cũng chỉ được 43 em, tương đương 1 lớp ở trường công. Đó là thực tế khó tin, nhưng lại là điều có thật. Ông Võ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT tư thục Phạm Văn Đồng cho biết: với nguồn thu học phí mỗi em 400.000 đồng/tháng, nhà trường giỏi xoay xở, vun vén đến mấy cũng không đủ trả lương cho 19 giáo viên, nhân viên. Khó khăn trăm bề nên ông hiệu trưởng đành kiêm cả việc đánh trống… vậy mà thu nhập của ông cũng chỉ 800.000 đồng/tháng.

Ông Võ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT tư thục Phạm Văn Đồng than thở: Tổng số có 43 em trong 3 khối học, đó là khó khăn nhất, chúng tôi không biết làm thế nào để cứu vớt.

Còn đối với Trường THPT tư thục Hà Huy Tập, thành phố Tam Kỳ¸ 3 năm học gần đây, cứ mỗi năm số học sinh giảm đi gần 1 nửa. Từ con số 25 lớp với 1.200 học sinh của năm học 2011- 2012, đến năm học này, chỉ còn 10 lớp với hơn 400 học sinh. Trước tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”, bất đắc dĩ nhà trường đành cho 15 giáo viên hợp đồng nghỉ việc, chỉ giữ lại 27 giáo viên, cán bộ quản lý cơ hữu và 7 nhân viên hành chính, đồng thời cắt giảm 25% lương tháng đối với mỗi giáo viên, nhân viên. Nhà trường đã nhiều lần kiến nghị với cấp chính quyền và ngành chức năng, mong nhận được sự trợ giúp, và kết quả là: Tỉnh đồng ý giải thể!. Như vậy, sự cố gắng duy trì hoạt động để mong một ngày “hồi sinh” Trường THPT tư thục Hà Huy Tập quyết tâm đưa ra đã “tan thành mây khói”.

Trường THPT tư thục Hà Huy Tập từng vang bóng một thời

Thầy Lại Thế Nam, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong trường hợp tuyển được ít học sinh hoặc là tuyển không được học sinh thì chúng tôi vẫn phải duy trì dạy học cho khối 11 và khối 12 và chúng tôi cũng cố gắng đảm bảo lương cũng như chế độ công tác cho anh em giáo viên cũng như cán bộ nhân viên.

Số lượng học sinh tại các trường THPT tư thục ở Quảng Nam giảm sút mạnh kể từ khi tỉnh áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Chỉ tiêu tuyển sinh các trường công lập trên địa bàn lên đến gần 93%, cộng thêm khoảng 5% số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở bỏ học, khiến các trường tư đành “ bó tay”.

Ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho rằng, tỉnh đã làm hết trách nhiệm để các trường duy trì hoạt động. Khi các trường tư “ không còn đất để sống” ông Nguyễn Tấn Thắng mới đưa ra giải pháp cứu vớt học sinh và giáo viên, còn số phận các trường ra sao thì mặc kệ: Đối với các em học sinh, tất cả các em học sinh đang học tại các trường THPT tư thục, các em ở địa phương nào thì ưu tiên giải quyết các em về các địa phương để học tại các trường phổ thông công lập tại địa phương đó, riêng đối với giáo viên chúng tôi tiếp tục thực hiện cơ chế hoạt động ưu tiên cho những giáo viên của những năm trước đó. Các giáo viên đang dạy ở các trường tư thục thì được ưu tiên trong tuyển dụng theo tiêu chí của tỉnh quy định.

Các trường phổ thông trung học tư thục ở Quảng Nam đang “ chết” dần, hàng trăm học sinh các có nguy cơ dở dang việc học là điều mà ngành giáo dục cần lưu tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ giải thể trường mầm non tư thục không đảm bảo chất lượng
Sẽ giải thể trường mầm non tư thục không đảm bảo chất lượng

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

Sẽ giải thể trường mầm non tư thục không đảm bảo chất lượng

Sẽ giải thể trường mầm non tư thục không đảm bảo chất lượng

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

Đầu tháng 9, các trường Đại học dân lập phải chuyển sang tư thục
Đầu tháng 9, các trường Đại học dân lập phải chuyển sang tư thục

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/9

Đầu tháng 9, các trường Đại học dân lập phải chuyển sang tư thục

Đầu tháng 9, các trường Đại học dân lập phải chuyển sang tư thục

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/9

Không gây khó người học khi chuyển ĐH dân lập sang tư thục
Không gây khó người học khi chuyển ĐH dân lập sang tư thục

VOV.VN -Quá trình chuyển đổi phải đảm bảo hoạt động bình thường của nhà trường; không  gây khó khăn cho người học của nhà trường

Không gây khó người học khi chuyển ĐH dân lập sang tư thục

Không gây khó người học khi chuyển ĐH dân lập sang tư thục

VOV.VN -Quá trình chuyển đổi phải đảm bảo hoạt động bình thường của nhà trường; không  gây khó khăn cho người học của nhà trường