Rằm tháng Giêng nên cúng gì để “kích hoạt” tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ

VOV.VN - Theo quan niệm, mâm cúng Rằm tháng Giêng là một trong những mâm cúng quan trọng nhất trong năm bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để gia tăng phúc thọ cho gia đình và mang lại may mắn cho gia chủ?

Năm nay, Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trùng vào ngày thứ Tư, tức ngày 12/2 dương lịch). Đây được coi là một ngày lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người theo đạo Phật.

Dân gian thường nói "Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Vì thế vào ngày này, tùy theo từng vùng, từng điều kiện, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng theo các cách khác nhau, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cầu bình an, mạnh khỏe, may mắn và no đủ cho cả năm. 

Mâm cúng Rằm tháng Giêng có những gì?

Để cúng rằm tháng Giêng, gia chủ cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và tiến hành dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, sạch sẽ, không làm đổ vỡ.

Mâm cỗ chay cúng Phật

Mâm cỗ chay thể hiện sự thanh tịnh và lòng thành kính đối với Phật. Các món ăn thường có màu sắc đa dạng, tượng trưng cho ngũ hành, nhằm mang lại sự cân bằng và thanh thản trong tâm hồn. Một mâm cỗ chay thường bao gồm:

- Xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc.

- Chè trôi nước: Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của bánh trôi nước. Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

- Các món đậu: đậu hũ chiên, đậu hũ hấp, cung cấp dinh dưỡng và thể hiện sự giản dị.

- Canh rau củ: bao gốm canh nấm, canh bí đỏ, mang lại sự thanh đạm và tươi mát.

- Rau xào chay: gồm cải xào, nấm xào, bổ sung thêm hương vị cho mâm cỗ.

- Trái cây ngũ quả: Bao gồm các loại quả có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành và sự đủ đầy.

- Hoa tươi, hương, nến và nước sạch: Những vật phẩm không thể thiếu để thể hiện lòng thành kính.

Các món trong mâm chay có thể khác biệt nhưng phải đảm bảo được sự hài hòa. Theo đó, các gia chủ nên chuẩn bị cúng với món ăn màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, món màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, món màu trắng tượng trưng cho hành Thủy, màu đen thể hiện cho hành Thổ và màu vàng tượng trưng cho hành Kim.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn thể hiện sự đầy đủ và lòng hiếu thảo đối với tổ tiên. Số lượng các món ăn sẽ tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như đặc trưng của vùng miền.

 Thông thường, mâm cỗ mặn được chuẩn bị với 4 bát và 6 đĩa, bao gồm:

4 bát:

- Canh măng: Món canh truyền thống với măng khô và xương hầm.

- Canh bóng: Canh được nấu từ bóng cá và các loại rau củ.

- Bát miến: Miến nấu với gà hoặc lợn, thêm mộc nhĩ và nấm hương.

- Mọc: Chả mọc nấu với nước dùng xương, thêm hành lá và tiêu.

6 đĩa:

- Thịt gà hoặc lợn luộc: Thịt luộc chín, thái miếng vừa ăn.

- Giò/chả: Giò lụa hoặc chả quế, cắt lát mỏng.

- Nem rán: Nem cuốn với nhân thịt và rau, chiên giòn.

- Món xào: Rau củ xào thập cẩm hoặc thịt bò xào cần tỏi.

- Dưa hành/dưa muối: Món ăn kèm giúp cân bằng hương vị.

- Xôi gấc hoặc bánh chưng: Tùy theo vùng miền và sở thích gia đình.

Ngoài ra, mâm cỗ mặn còn cần chuẩn bị thêm hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau và rượu để hoàn thiện lễ cúng.

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào thời điểm nào?

Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào ngày chính Rằm 15 tháng Giêng. Nhiều gia đình bận rộn hoặc do lý do khác mà có thể chọn cúng trước. Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi gia đình.

Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào thứ Tư. Đây là ngày giữa tuần nên nhiều người cũng đã bắt đầu chuẩn bị mâm cúng từ sớm. Thời gian đẹp nhất khi cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ gần trưa. Dù chọn cúng đúng ngày Rằm hay cúng trước, gia chủ cũng nên chuẩn bị mâm lễ xong xuôi, đầy đủ để lễ cúng được tươm tất.

Thị trường Rằm tháng Giêng: Thực phẩm dồi dào, giá cả ổn định

VOV.VN - Ngày mai là Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu. Theo phong tục, vào dịp này, nhiều gia đình tổ chức "ăn Tết lại". Năm nay, ghi nhận tại một số siêu thị và chợ truyền thống tại Hà Nội, thị trường đồ lễ rất đa dạng, nguồn cung hàng hóa bảo đảm nên nhiều mặt hàng đã giảm giá nhiều so với dịp Tết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tấp nập người đi lễ dịp Rằm tháng Giêng, ế ẩm đồ phóng sinh
Tấp nập người đi lễ dịp Rằm tháng Giêng, ế ẩm đồ phóng sinh

VOV.VN - Tại nhiều đền, chùa lớn ở Hà Nội, trong khi người dân tấp nập đi lễ, khách du lịch nhộn nhịp ghé thăm, các mặt hàng phóng sinh không thu hút được nhiều sự quan tâm dịp Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025.

Tấp nập người đi lễ dịp Rằm tháng Giêng, ế ẩm đồ phóng sinh

Tấp nập người đi lễ dịp Rằm tháng Giêng, ế ẩm đồ phóng sinh

VOV.VN - Tại nhiều đền, chùa lớn ở Hà Nội, trong khi người dân tấp nập đi lễ, khách du lịch nhộn nhịp ghé thăm, các mặt hàng phóng sinh không thu hút được nhiều sự quan tâm dịp Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025.

Gà ngậm hoa hồng giá gần 1 triệu đồng đắt khách ngày rằm tháng Giêng
Gà ngậm hoa hồng giá gần 1 triệu đồng đắt khách ngày rằm tháng Giêng

VOV.VN - Sáng 24/2, khu vực các quầy bán gà luộc cánh tiên ngậm hoa hồng ở "chợ nhà giàu" Hàng Bè (Hà Nội) đông nườm nượp người mua lễ vật cúng rằm tháng Giêng.

Gà ngậm hoa hồng giá gần 1 triệu đồng đắt khách ngày rằm tháng Giêng

Gà ngậm hoa hồng giá gần 1 triệu đồng đắt khách ngày rằm tháng Giêng

VOV.VN - Sáng 24/2, khu vực các quầy bán gà luộc cánh tiên ngậm hoa hồng ở "chợ nhà giàu" Hàng Bè (Hà Nội) đông nườm nượp người mua lễ vật cúng rằm tháng Giêng.

Người Hà Nội đội mưa, dậy sớm đi sắm đồ cúng rằm tháng Giêng
Người Hà Nội đội mưa, dậy sớm đi sắm đồ cúng rằm tháng Giêng

VOV.VN - Dù trời mưa, ngay từ sáng sớm 24/2 (tức 15/1 Âm lịch), nhiều khu chợ ở Hà Nội đã rất tấp nập, mọi người khẩn trương sắm sửa đồ cúng rằm tháng Giêng.

Người Hà Nội đội mưa, dậy sớm đi sắm đồ cúng rằm tháng Giêng

Người Hà Nội đội mưa, dậy sớm đi sắm đồ cúng rằm tháng Giêng

VOV.VN - Dù trời mưa, ngay từ sáng sớm 24/2 (tức 15/1 Âm lịch), nhiều khu chợ ở Hà Nội đã rất tấp nập, mọi người khẩn trương sắm sửa đồ cúng rằm tháng Giêng.