Thu hồi xe máy thải loại từ 2018: Ai thu, cách thu như thế nào?

VOV.VN - Qui định người dân có xe hết hạn phải mang đến nơi thu hồi của cơ quan chức năng sẽ không khả thi và rất phức tạp.
 


Theo quyết định của Thủ tướng, ôtô và xe máy thải loại sẽ bị thu hồi vào năm 2018. Xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là người dân, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp. Nhiều người cho rằng, nước ta còn nghèo, nếu xe hỏng thì sửa chữa, quá cũ mới hủy bỏ đi. Chiếc xe máy là phương tiện kiếm sống của nhiều người, nếu thu hồi thì họ mất phương tiện kiếm sống…

Xung quanh nội dung này, VOV có cuộc trao đổi với TS Phạm Sanh – giảng viên trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM.


PV: Xin hỏi ông có xe máy không và ý kiến của ông về việc từ năm 2018 sẽ thu hồi xe quá cũ nát?

Ông Phạm Sanh: Bản thân tôi cũng có xe máy để sử dụng khi tham gia giao thông. Gia đình tôi 4 người, sở hữu 3 chiếc Honda từ hơn 10 năm nay.

Mục tiêu của Nghị định là đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông cho người dân. Như vậy, việc này là đúng, ai cũng muốn như vậy. Nhưng chúng ta phải làm sao để người dân đồng thuận cao vì thu hồi một phương tiện cá nhân không giống như bỏ tiền ra để làm con đường, công viên. Tuy là phức tạp nhưng dễ làm hơn là thu hồi một tài sản của người dân.

PV: Việc thu hồi các phương tiện này là cần thiết để bảo đảm sự an toàn của chính người tham gia giao thông và môi trường. Nhưng thu hồi ra sao, cần tiêu chuẩn như thế nào mới là vấn đề quan trọng, thưa ông?

TS Phạm Sanh: Ý kiến của người dân quá chính xác và có lý. Ai cũng muốn mình ra đường an toàn hơn, đường phố văn minh, xã hội sạch hơn. Nhưng những gì gắn với đồng tiền, công sức của mình đã bỏ ra để mua phương tiện thì phải tính toán cho kỹ.

PV: Theo một số chuyên gia, qui định niên hạn với xe máy, ô tô con là không khoa học, vì cùng số năm nhưng có xe chạy nhiều, xe chạy ít. Nếu xe chạy ít cũng bị thu hồi là thiếu công bằng. Quan điểm của ông?

TS Phạm Sanh: Chúng ta  phải nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Chưa chắc xe có niên hạn sử dụng lâu gây ô nhiễm nhiều hơn hoặc gây tai nạn giao thông nhiều hơn. Có thể, công tác bảo trì của chủ xe tốt hơn thì chất lượng xe khác. Vì vậy, cần có nghiên cứu khoa học để đánh giá, phân loại, đưa ra phương pháp phân loại để có tính đồng thuận cao hơn. Hay nhất là trước mắt chỉ tập trung thu hồi các xe có nguồn gốc trộm cắp, mua phụ tùng cũ lắp ráp lại thay số khung… Đặc biệt, những xe dùng vận chuyển quá cũ, quá phản cảm mỹ quan đô thị thì tập trung thu hồi trước.

PV: Theo quyết định này thì người dân có xe hết hạn phải mang đến nơi thu hồi phương tiện quá hạn của cơ quan chức năng để nộp. Liệu qui định này có khả thi và cơ chế nào khuyến khích người dân giao nộp vì nếu là xe cũ nát tôi có thể bán cho vùng khó khăn hơn để thu hồi vốn?

TS Phạm Sanh: Quy định người dân phải đem phương tiện thu hồi tới tận nơi thì không khả thi. Vì, chiếc xe, ngoài là tài sản riêng nhiều khi còn là vật kỷ niệm của mình. Như vậy, qui định người dân có xe hết hạn phải mang đến nơi thu hồi của cơ quan chức năng sẽ không khả thi và rất phức tạp. Nhiều khi cơ quan chức năng tới tận nhà để thu chưa chắc người ta đã chấp hành. Ngoài ra, người dân đâu có rảnh, và vấn đề ý thức cũng chưa cao… Rất nhiều lý do người dân không đi giao nộp. Việc qui định này phải xem lại. Chuyện này chỉ xảy ra ở thời bao cấp cách nay mấy chục năm may ra còn khả thi.

Với người Việt Nam chiếc xe máy gắn liền với từng cá nhân, cả sở hữu và trách nhiệm, dùng trong việc kinh tế là chính. Vấn đề quá niên hạn sử dụng xe gắn máy hiện nay cũng chưa quen thuộc trong suy nghĩ, trong giao dịch dân sự của người dân.

Thứ hai, với tình hình kinh tế-xã hội hiện nay, đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường nhưng không thực tế, không cụ thể để rồi đi thu hồi phương tiện cá nhân của người dân chắc chắn sẽ gặp phản ứng.

Thứ ba, các tiêu chí về niên hạn sử dụng, xe quá date, về ô nhiễm môi trường hiện nay cũng chưa được qui định cụ thể. Như thế cần phải có lộ trình và nhiều việc cần làm.

PV: Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm ở nước ngoài thế nào và chúng ta cần áp dụng ra sao cho phù hợp điều kiện thực tế hiện nay?

TS Phạm Sanh: Các nước tình hình kinh tế-xã hội, cuộc sống của người dân không giống Việt Nam. Đa phần người dân đi ô tô chứ ít người đi xe hai bánh. Các nước cho trả góp mua ô tô khá dễ dàng, nhiều khi chỉ 10% là có thể mu axe mới. Như vậy, có hiện tượng thay ô tô nhiều khi dễ hơn thay áo. Vấn đề về luật pháp bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… các nước hành xử rất nghiêm. Còn Việt Nam nói nhiều, kêu gọi ý thức nhưng xử lý về môi trường, về an toàn lại chưa nghiêm.

Ngoài ra, nhà sản xuất cũng hỗ trợ Chính phủ trong thu hồi xe quá date. Như vậy, chắc chắn việc thu hồi xe quá date ở các nước sẽ không gây xáo trộn và phản ứng trái chiều như ở Việt Nam. Chúng ta không nên so sánh giữa thế giới và Việt Nam. Vì kinh tế-xã hội và cách sống đang có khoảng cách.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng từ tháng 1/2018
Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng từ tháng 1/2018

Theo quyết định của Thủ tướng, ôtô và xe máy thải loại sẽ bị thu hồi vào năm 2018 trong khi các thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại... sẽ lùi thời hạn thu hồi một năm.

Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng từ tháng 1/2018

Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng từ tháng 1/2018

Theo quyết định của Thủ tướng, ôtô và xe máy thải loại sẽ bị thu hồi vào năm 2018 trong khi các thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại... sẽ lùi thời hạn thu hồi một năm.

Từ 1/7/2016, thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn sử dụng
Từ 1/7/2016, thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn sử dụng

 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

Từ 1/7/2016, thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn sử dụng

Từ 1/7/2016, thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn sử dụng

 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ