Chồng đòi ly hôn vì vợ ham “làm giàu” bằng đa cấp

VOV.VN - Chuyện Nga tham gia kinh doanh đa cấp cuối cùng cũng lộ ra khi có một vài người quen đến tận nhà chị “mắng như tát nước vào mặt”.

Người vợ trẻ tên Nga năm nay 29 tuổi, hai vợ chồng lấy nhau 7 năm, có 2 đứa con, sống cùng bố mẹ chồng ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Người chồng chạy xe đường dài, còn người vợ trước đây là giáo viên mầm non. Anh không mong muốn vợ phải là người kiếm tiền, vợ cứ “túc tắc” làm giáo viên mầm non, lương tháng 3,5 triệu cũng “ô kê”, còn lại dành thời gian, tâm sức chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.

Mấy năm đầu cuộc sống gia đình yên ổn, không chỉ đủ ăn, đủ tiêu, mà anh chị cũng sửa được nhà, góp được tiền để trở thành cổ đông của công ty vận tải, không còn là “tài xế lái xe thuê” như trước nữa. Anh còn hy vọng, đến lúc anh đủ tiền, lấy hẳn “con xe ngon ngon một chút”, chuyển từ lái xe tải chở hàng sang lái xe du lịch để đỡ vất vả.

mung_1_tet_chong_doi_ly_hon_vi_mon_qua_vo_bieu_nha_me_de_sgah.jpg
Ảnh minh họa

Người vợ ngay lập tức được nhận vào làm cho công ty, với chức danh “Tổng đại lý phân phối độc quyền khu vực miền Bắc” với điều kiện, chị phải ứng trước 90 triệu để nhập một lô hàng tổng trị giá 500 triệu để làm hàng bán dần. Người ta nói rằng, Tổng công ty rất tin tưởng các đại lý, nên không bắt đóng 100% giá trị hàng hóa, sản phẩm đã nhận, chỉ đóng một khoản, gọi là “tín chấp”, chưa đến 20% tổng giá trị hàng hóa thôi. Nếu phân phối hết hàng, Tổng công ty chỉ nhận thêm 90 triệu nữa, như vậy, đại lý có lãi hơn 300 triệu. Đặc biệt, khu vực miền Nam và miền Trung đã phân phối những mặt hàng này và bán khá chạy. Trong khi đó, thị trường phía Bắc còn “bỏ ngỏ”, nên rất nhiều người muốn làm đại lý. Nhưng người ta “ưu tiên” cho những chị em là nhân viên văn phòng, những giáo viên, vừa có thời gian rảnh, vừa có kỹ năng giao tiếp tốt, lại góp phần nâng cao thu nhập..Vậy mà gần đây, vợ anh làm bung bét hết dự định của anh. Đầu tiên, Nga theo mấy người bạn đi học lớp kinh doanh trên mạng, bán hàng online. Tuy chỉ học có ba ngày, nhưng phải đóng học phí khá cao. Học xong, Nga được giới thiệu với một “Tổng công ty phân phối quốc tế”, có trụ sở ở nước ngoài và có chi nhánh ở Việt Nam, chuyên phân phối các mặt hàng dành cho phụ nữ như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng tăng cân, giảm cân, kem căng da mặt…

 Cứ nghĩ đến việc mỗi ngày ở trường làm việc 10 tiếng đồng hồ, chịu bao nhiêu áp lực, từ công việc, cán bộ quản lý, đồng nghiệp, đến học sinh và phụ huynh, vậy mà mỗi tháng được có hơn ba triệu, nay được có chức vụ “Tổng đại lý độc quyền”, tự làm, tự ăn, chỉ một thời gian là có vài trăm triệu, vậy là Nga ham.

Tuy nhiên, biết tính chồng, Nga chắc chắn anh sẽ không đồng ý cho chị lao vào làm ăn, sẽ ngăn cản, nên Nga quyết định cứ âm thầm làm, sau này có một cục tiền trong tay, mới báo cáo chồng, lúc ấy có khi anh sẽ ủng hộ chị và còn đóng góp thêm để chị mở rộng kinh doanh. Chị nghe người ta nói “phi thương bất phú”, mà phú là giàu có, nhiều tiền, ai chẳng thích.

Đầu tiên, Nga mượn người thân, người quen, mỗi người vài triệu để đủ đóng số tiền 90 triệu đợt đầu, để nhập hàng. Thế là bước một hoàn thành, Nga nghiễm nhiên trở thành “Tổng đại lý độc quyền phía Bắc”.

Hàng hóa không dám mang về nhà, sợ “giấu đầu hở đuôi”, nên Nga thuê một gian nhà nhỏ của một người quen, ở sát mặt đường gần phố huyện để làm “kho hàng”, cũng là nơi Nga sẽ đặt “Văn phòng đại diện”. Do vẫn còn phải làm giáo viên, nên Nga tuyển hai nhân viên, một nam, một nữ, phong cho họ là “tư vấn bán hàng”, gọi là “sêu” (sale) như trong khóa học kinh doanh Nga được “các thầy” dạy dỗ. Việc của họ là hàng ngày đến “văn phòng”, vừa trông coi hàng hóa, vừa tìm kiếm các số điện thoại người quen cũng như người lạ, để gọi điện chào hàng. Chính Nga cũng tranh thủ buổi trưa ở trường, lên mạng “sưu tầm” các số điện thoại để gửi tin nhắn và lên mạng facebook đăng hình, giới thiệu sản phẩm.

Từ ngày lên chức trong kinh doanh, Nga bận rộn, mệt mỏi, đầu óc lúc nào cũng vẩn vơ, tính toán, lo giới thiệu, bán hàng, nên công việc trường lớp, gia đình, cơm nước, con cái, Nga đều chểnh mảng hơn. Hiệu trưởng nhiều lần nhắc nhở xa xôi rằng ai muốn làm ăn gì cũng được, nhưng không được mang việc riêng đến trường để làm. Bởi vậy, Nga cứ phải giấu giấu, diếm diếm, song làm sao qua được hơn năm mươi “đôi mắt toàn phụ nữ”.

Hai tháng trôi qua, tiền chưa trả được, tiền thuê văn phòng và thuê “nhân viên” cũng hao tốn, hàng chẳng bán được là bao. Nga bắt đầu lo, dò hỏi một vài người xem có thể “thôi làm đại lý”, trả lại hàng và nhận lại tiền ban đầu, chấp nhận bị phạt một ít cũng được, nhưng người ta nói trong Hợp đồng không có điều khoản này, chị đã “mua đứt, bán gọn”, chấp nhận “lời ăn lỗ chịu”, nên Nga càng lo lắng hơn.

Chuyện Nga tham gia kinh doanh đa cấp cuối cùng cũng lộ ra khi có một vài người quen đến tận nhà chị “mắng như tát nước vào mặt”, trả lại sản phẩm, đòi lại tiền với lý do sản phẩm kém chất lượng, dán nhãn mác “đểu”, lại đắt.

Tối đó Nga phải ngồi giải trình mọi việc cho chồng biết. Nghe xong chuyện, người chồng tức giận, không kiềm chế cảm xúc. Anh tức vì vợ không bàn bạc với chồng, vay tiền của nhiều người, làm ảnh hưởng đến uy tín gia đình, bỏ bê việc trường, việc nhà để lao vào một công việc “chẳng đâu vào đâu”. Anh cũng xỉ nhục vợ là “ngu”, là “tham”, mắng nhiếc vợ rằng tưởng ngon ăn lắm đấy. Ở đời, cái dễ dàng, ngon lành, chẳng đến lượt mình. Anh cũng bảo vợ là giáo viên mà không chịu đọc sách, báo, xem ti vi, đọc tin trên mạng để biết những vụ như thế này người ta đã nói nhiều, viết nhiều, để rút kinh nghiệm. Anh cũng còn mắng vợ rằng “ở đời, miếng pho mát miễn phí chỉ có trên bẫy chuột”, hãy làm ăn chân chính bằng đúng nghề, đúng sở trường của mình là tốt nhất.

Hậu quả hiện nay của gia đình Nga là ôm một đống hàng, bán không được, vứt đi không xong, kho vẫn phải thuê, tiền vay vẫn nợ, mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng. Nga giận chồng cả tháng nay không trò chuyện, không quan tâm đến con cái nữa. Chồng chị cũng đánh tiếng đòi ly hôn vì không chấp nhận một người vợ bỏ bê tất cả để chạy theo những đồng tiền ảo. Hạnh phúc của họ đứng bên bờ vực thẳm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt
Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt

VOV.VN -Tưởng chừng như đằng sau những bức ảnh lung linh tựa bìa tạp chí là hậu trường với ekip hùng hậu nhưng nhiếp ảnh gia Ohami đã chứng minh điều ngược lại.

Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt

Bật cười hậu trường “lầy lội” của loạt ảnh “sống ảo” gây sốt

VOV.VN -Tưởng chừng như đằng sau những bức ảnh lung linh tựa bìa tạp chí là hậu trường với ekip hùng hậu nhưng nhiếp ảnh gia Ohami đã chứng minh điều ngược lại.

Người dân làng đào Đình Bảng tất bật tuốt lá vụ Tết nguyên đán 2020
Người dân làng đào Đình Bảng tất bật tuốt lá vụ Tết nguyên đán 2020

VOV.VN - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới năm mới âm lịch, người dân làng đào Đình Bảng đang tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ đào đón Tết nguyên đán 2020.

Người dân làng đào Đình Bảng tất bật tuốt lá vụ Tết nguyên đán 2020

Người dân làng đào Đình Bảng tất bật tuốt lá vụ Tết nguyên đán 2020

VOV.VN - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới năm mới âm lịch, người dân làng đào Đình Bảng đang tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ đào đón Tết nguyên đán 2020.

Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19
Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19

VOV.VN - Khi các salon tóc đóng cửa, tất cả mọi người đều phải ở nhà tránh dịch, muôn vàn tình huống hài hước đã xảy ra.

Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19

Cười vỡ bụng với các kiểu tóc thảm hoạ khi tự cắt tại nhà vì Covid-19

VOV.VN - Khi các salon tóc đóng cửa, tất cả mọi người đều phải ở nhà tránh dịch, muôn vàn tình huống hài hước đã xảy ra.