Tránh nguy cơ đột quỵ sốc nhiệt ngày nắng nóng

VOV.VN - Nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người bị sốc nhiệt, đặc biệt, nắng nóng còn có nguy cơ gây đột quỵ và tử vong cao. Phòng chống sốc nhiệt là điều bạn cần trang bị ngay lúc này.

1. Hạn chế ra ngoài

Mùa hè là cao điểm nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, bạn nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

Nếu bạn phải làm việc ngoài trời, trong môi trường nắng nóng, để tránh sốc nhiệt hay đột quỵ do nhiệt, bạn nên tránh làm gắng sức tại lúc nóng nhất trong ngày, đứng trong bóng râm và nhận biết những thay đổi nhỏ của cơ thể liên quan đến nhiệt.

2. Bổ sung nước

Thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh hình thành các cục máu đông.

Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày. Đặc biệt, lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, nên uống một cốc nước, mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 lít nước cho cơ thể. Nếu phải tập luyện thể dục, trước khi tập nên uống 1 cốc nước và cứ sau 20 phút vận động mạnh thì nên bổ sung nước 1 lần.

3. Hạn chế đồ uống có cồn

Uống quá nhiều rượu khiến cơ thể mất nước, huyết áp cao và gây ra nhịp tim bất thường, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là trong mùa nắng nóng. Tốt hơn hết bạn nên hạn chế uống rượu hoặc nếu có uống thì phải uống có kiểm soát. Nam giới và nữ giới không nên thường xuyên uống nhiều hơn 14 đơn vị rượu mỗi tuần. Nếu bạn thường xuyên uống 14 đơn vị rượu mỗi tuần, bạn nên chia nhỏ lượng rượu mỗi lần uống.

Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một chất chống oxy hóa có lợi , giúp bảo vệ tim và não.

4. Tập thể dục vừa sức

Tập thể dục giúp giảm cân, giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ nhưng phải duy trì thường xuyên mới có hiệu quả. Bạn nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần. Hãy thực hiện đi bộ quanh khu nhà mỗi sáng; tập thể dục với bạn bè, theo nhóm. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể.

Khi tập nên gắng sức ở mức độ nhất định, tránh tập thể dục lúc nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và mất nước. Nếu không có thời gian tập thể dục trong vòng 30 phút, bạn nên chia nhỏ bài tập thành hai lần, mỗi lần khoảng 10–15 phút cũng rất tốt.

5. Chế độ ăn hợp lý

Trong khẩu phần ăn hằng ngày, bạn nên chọn những loại thực phẩm và thức uống lành mạnh, với mục đích ngăn ngừa đột quỵ, kiểm soát cân nặng và huyết áp, cũng như giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành.

Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo và giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc. Đảm bảo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng rất quan trọng. Không ăn quá nhiều một loại thức phẩm, đặc biệt là thức phẩm chứa nhiều muối và thực phẩm chế biến. Nên hạn chế lượng muối ăn vào không quá 6g (một muỗng cà phê) một ngày vì ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp.

6. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc cũng ảnh hưởng tích cực đến nỗ lực ngăn ngừa đột quỵ. Trước đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard nhận thấy người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tới 63% so với những người chỉ ngủ 7 tiếng. Do đó, để giảm nguy cơ đột quỵ, bạn nên ngủ đủ 7 tiếng

Ngoài ra, nhiều người có thói quen để điều hòa ở nhiệt độ thấp, để cảm thấy mát mẻ hơn trong thời tiết nắng nóng oi bức. Tuy nhiên chênh lệch quá cao giữa nhiệt độ trong phòng điều hòa và nhiệt độ ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Theo nhiều chuyên gia, bác sỹ, nhiệt độ ngoài trời - trong phòng điều hòa chỉ nên chênh lệch khoảng 7 độ là an toàn.

7. Không hút thuốc lá

Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, việc ngưng hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.

Nếu khó từ bỏ thuốc lá, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn cách thích hợp, ví dụ sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…

8. Uống ít nhất hai tách trà mỗi ngày

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, những người uống từ 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày có thể giảm 14% nguy cơ đột quỵ và những người uống ít nhất 4 cốc, nguy cơ này sẽ giảm 20% so với những người uống ít hơn.

Trong trà xanh đều có chứa các chất chống ôxy hóa bảo vệ tế bào, thứ thường có trong rau quả và rượu vang đỏ. Uống trà cũng là sẽ giảm hạ huyết áp và giảm cholesterol trong máu. Những loại trà này cũng giúp cải thiện nồng độ của các cholesterol “tốt” có lợi cho sức khỏe tim mạch./. 

 

 

 

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

7 lý do bạn không nên ăn khi di chuyển
7 lý do bạn không nên ăn khi di chuyển

VOV.VN - Trong nhịp sống vội vã thời hiện đại, nhiều người tiết kiệm thời gian bằng cách tranh thủ ăn trong lúc di chuyển. Tuy nhiên, thói quen này thực chất lợi bất cập hại.

7 lý do bạn không nên ăn khi di chuyển

7 lý do bạn không nên ăn khi di chuyển

VOV.VN - Trong nhịp sống vội vã thời hiện đại, nhiều người tiết kiệm thời gian bằng cách tranh thủ ăn trong lúc di chuyển. Tuy nhiên, thói quen này thực chất lợi bất cập hại.

7 vấn đề sức khỏe cần được điều trị ngay lập tức
7 vấn đề sức khỏe cần được điều trị ngay lập tức

VOV.VN - Đối với một số vấn đề sức khỏe, nếu bạn không được điều trị ngay mà chờ đến khi triệu chứng đã trở nặng, hậu quả để lại sẽ không thể cứu vãn.

7 vấn đề sức khỏe cần được điều trị ngay lập tức

7 vấn đề sức khỏe cần được điều trị ngay lập tức

VOV.VN - Đối với một số vấn đề sức khỏe, nếu bạn không được điều trị ngay mà chờ đến khi triệu chứng đã trở nặng, hậu quả để lại sẽ không thể cứu vãn.