Tư duy về tiền bạc: Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong tài chính
VOV.VN - Nhiều người thắc mắc dù có cùng mức lương nhưng có người kinh tế khá giả, người lại gặp khó khăn. Hãy cùng khám phá câu trả lời để biết chính xác bạn cần thay đổi điều gì để sống thoải mái, có kinh tế hơn.
Lý do khiến bạn chưa thành công trong tài chính có thể bạn chưa tạo cho mình tư duy về tiền bạc đúng đắn.
Điểm khác nhau ở tư duy tiền bạc
Bí quyết tài chính mà khá nhiều người nắm giữ đó là tư duy về tiền bạc. Bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, sau đó tiết kiệm được bao nhiêu. Số tiền đó để “đóng băng” hãy đã được đem đi đầu tư sinh lời. Kiếm ra tiền sau đó tiếp tục tiết kiệm một khoản để đầu tư. Như vậy tư duy tiền bạc ở một vòng tuần hoàn. Đừng để số tiền bạn tiết kiệm được nằm yên một chỗ, hãy mạnh dạn tư duy làm thế nào đầu tư sinh lời nhưng không vi phạm pháp luật. Như vậy bạn mới có “của ăn của để”.
Luôn áp dụng quy luật tiêu ít tiền hơn số bản thân kiếm được
Chỉ khi kiếm được tiền bằng chính sức lực của mình, bạn mới thấy nó quý giá như thế nào. Bạn phải học cách tiết kiệm và biến số tiền tiết kiệm thành nhiều hơn dựa vào khả năng của chính mình. Hãy học cách làm ra 10 thì tiêu 7 tiêu 8 còn lại hãy để tiết kiệm để có thể đầu tư.
Có khá nhiều người hiểu sai về câu nói “Ta chỉ sống một lần trong đời”. Vì vậy tiêu rất hoang phí, họ thường tiêu quá số tiền mình kiếm được. Sau đó vay mượn tiêu tiếp, đến tháng lại lấy tiền lương để trả nợ. Như vậy việc tiêu tiền rơi vào vòng luẩn quẩn, lúc nào bạn cũng cảm thấy thiếu tiền.
Hãy học cách tiêu pha hợp lý, không nên “sĩ hão” để phải bỏ tiền chi ra vì những thứ không đâu. Không hoang phí nhưng cũng không quá tằn tiện, đó là cách chi tiêu bạn cần phải học. Hãy lập ra bảng kế hoạch chi tiêu, thứ nào cần thiết hãy mua.
Tại sao hai người lương bằng nhau nhưng một người vẫn nghèo?
Vì bạn quá nuông chiều bản thân, luôn tiêu vượt mức số tiền kiếm được. Chi tiêu chưa hợp lý, hãy dừng việc mua sắm, khoe mẽ, thể hiện ta có thứ này thứ kia. Phải đi vay mượn để mua bằng được trong khi hoàn cảnh, tiềm lực tài chính của ta không đủ khả năng chi trả. Vì vậy hãy lập kế hoạch chi tiêu để kiểm soát tài chính mà mình có thể kiếm ra.
Hiểu cách giữ tiền thì cũng phải biết cách sinh lời
Tiền cất đi thì sẽ là “tiền chết”, bạn tiết kiệm được 1 đồng thì vĩnh viễn bạn chỉ 1 đồng để sử dụng nếu không biết cách sinh lời. Bạn hãy cân nhắc cơ hội đó để dùng tiền tiết kiệm đầu tư vào một khoản nào đó mà bạn cảm thấy có lãi.
Không ai chắc chắn sẽ thành công ngay từ đầu, nhưng nếu muốn giàu thì đừng ngại thử. Hãy thử đầu tư chung với một vài người bạn hoặc đầu tư vào một mô hình kinh tế nào đó đã có người quản lý sẵn. Bằng cách này bạn sẽ có nguồn thu nhập bị động mà bạn không phải mất nhiều thời gian. Những khoản đầu tư này sẽ kiếm ra thêm tiền cho bạn ngay cả lúc bạn đang ngủ. Có một điều quan trọng nếu đã kiếm lời vượt số tiền gốc đã bỏ ra thì hãy thu hồi lại phần vốn đã bỏ cho chắc. Dùng số tiền lãi tiếp tục đầu tư. Như vậy nếu có rủi ro xảy ra bạn cũng không quá lỗ./.