Vụ Trung úy cứu 4 người đuối nước: Vì sao mọi người có mặt ở hiện trường chỉ đứng nhìn?

VOV.VN - Nếu người dân thành thạo kỹ năng sơ cấp cứu, họ sẽ chủ động tham gia cứu nạn, điều đó không chỉ có lợi cho cá nhân mà còn giúp cải thiện khả năng quản lý tình huống y tế khẩn cấp công cộng ở tầm quốc gia.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/4, Trung uý Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thái Ngô Hiếu trong lúc tắm biển ở Vũng Tàu, đã phát hiện, giải cứu và thực hiện sơ cấp cứu hồi sức tim phổi tại chỗ thành công 4 trong số 5 nạn nhân bị đuối nước. Một hành động phi thường!

Trong những năm gần đây, các sự việc sơ cấp cứu, cứu người bị nạn thi thoảng xuất hiện trên truyền thông. Dù là bác sĩ hay người dân thường, ai cũng phải chạy đua với tử thần, cố gắng tìm mọi cách để cấp cứu. Nhưng không phải nạn nhân nào cũng may mắn. Đau xót nhất, đó là những trường hợp nạn nhân bị bỏ lỡ thời gian cứu hộ, hoặc kĩ năng cứu nạn và sơ cấp cứu bị sai. Chỉ tính riêng đối tượng là trẻ em, mỗi năm có 6.600 trường hợp tử vong vì tai nạn thương tích, chiếm gần 36% trẻ tử vong trên toàn quốc. Trong số đó, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu, khoảng 3.500 trẻ chết, nghĩa là có khoảng 10 trẻ tử vong mỗi ngày.

Những con số biết nói đó cho thấy, việc phổ biến kiến thức, kĩ năng sơ cấp cứu cho tất cả người dân, nó không chỉ có ý nghĩa đặc biệt to lớn mà thực sự trở nên rất cấp thiết.

Thời gian vàng cấp cứu cho một nạn nhân ngừng tim ngừng thở là 4 phút, thời gian cấp cứu tốt nhất cho các trường hợp tai nạn hay bệnh tình đột ngột khác là dài hơn, nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc càng sớm càng tốt và phải sơ cấp cứu bài bản, cẩn thận. Trong các trường hợp tai nạn nghiêm trọng, nếu bỏ lỡ thời gian vàng, sơ cứu không đủ, sơ cứu sai, thì các bước điều trị y tế sau đó rất kém hiệu quả, nhiều nạn nhân phải trả giá bằng mạng sống. Đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp công cộng, tức là xảy ra thảm hoạ với một số lượng lớn người bị thương, việc cứu nạn nhân trước khi các chuyên gia y tế xuất hiện, đó là vấn đề cực kỳ quan trọng với sự an toàn và sức khoẻ cộng đồng.

Quốc gia nào cũng vậy, hệ thống sơ cấp cứu ban đầu không thể chỉ dựa vào lực lượng y tế, mà bắt buộc phải có sự tham gia của tất cả người dân.

Là một bác sĩ, tôi đã chứng kiến không ít nạn nhân khi đến viện không còn cơ hội sống. Đó là những tai nạn đuối nước, điện giật, hóc dị vật, ngừng tim đột ngột, vết thương mạch máu lớn, gãy xương đùi, chấn thương cột sống… do những người tham gia cứu nạn không thực hiện đúng cách.

Ở các quốc gia phát triển, tôi thấy người lái xe taxi đỡ đẻ chẳng kém gì nữ hộ sinh, trẻ em cũng thuộc làu kỹ năng hồi sức tim phổi nhân tạo, mọi người đều biết sử dụng máy khử rung tim AED. Chúng ta ngược lại. Hầu hết người dân không thể làm điều đó, cá biệt như Trung uý Hiếu do được đào tạo, nên việc anh đã trở thành anh hùng bất đắc dĩ.

Xem clip Trung uý Hiếu cứu 4 nạn nhân, anh lần lượt chạy như con thoi từng người một, trong khi xung quanh anh có rất nhiều người nhưng lại không có kĩ năng. Trước đó vài ngày, tôi cùng hai người bạn phổ thông đi có việc từ ngoại thành về Hà Nội, đường phố ban đêm bị tắc dài. Tôi xuống xe đi bộ vài trăm mét, thấy một vụ tai nạn, mọi người xung quanh chỉ biết đứng nhìn nạn nhân nằm giữa đường và chờ xe cứu hộ 115, người chụp ảnh, người quay clip; không ai dám động vào vì sợ bị sơ cứu sai.

Rõ ràng khi người dân tham gia sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho nạn nhân bị nặng lên, thậm chí tử vong, thì một điều chắc chắn rằng sẽ không ai cảm thấy thanh thản lương tâm. Nhưng điều tôi băn khoăn là, việc sơ cứu sai để xảy ra hậu quả rõ ràng, thì liệu người sơ cứu có phải chịu sức ép từ dư luận, hay phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không?

Câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ.

Tôi cho rằng, việc đào tạo sơ cấp cứu ban đầu một cách bài bản phải thực hiện ngay từ khi học sinh ngồi trên ghế nhà trường, nhưng chỉ dừng ở việc đào tạo và trông chờ vào ý thức tự giác tham gia của người dân thì chưa đủ. Đã đến lúc cần phải thảo luận về hành lang pháp lý sơ cấp cứu ban đầu. Theo tôi, luật sơ cấp cứu là cần thiết, làm cho mọi người dân đều có trách nhiệm học tập nghiêm túc kĩ năng sơ cấp cứu, mỗi cá nhân hoàn thành khoá học có chứng chỉ để khi họ tham gia sơ cấp cứu đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và chính họ, đó là cách tốt nhất giúp tạo nên một hệ thống sơ cấp cứu hoàn chỉnh trong xã hội, thay vì mỗi khi gặp tai nạn người dân chỉ biết gọi xe cứu thương rồi đứng chờ.

Người dân thành thạo kỹ năng sơ cấp cứu, họ chủ động tham gia cứu nạn, đó không chỉ có lợi cho cá nhân, mà còn giúp cải thiện khả năng quản lý tình huống y tế khẩn cấp công cộng ở tầm quốc gia. Trong thời điểm mà tính mạng, sức khỏe và sự an toàn ngày càng được xã hội coi trọng, thì việc phổ biến kiến thức sơ cấp cứu và học các kĩ năng sơ cấp cứu không chỉ để giúp cho người khác mà còn giúp cho chính bản thân mình, nên người dân nên coi giáo dục sơ cấp cứu là một khóa học bắt buộc và được đào tạo thường xuyên.

Ai cũng phải học và thực hành cách sơ cấp cứu!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho chiến sĩ cứu 4 người đuối nước
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho chiến sĩ cứu 4 người đuối nước

VOV.VN - Chủ tịch nước nhấn mạnh, hành động cứu 4 người đuối nước của Đại úy Thái Ngô Hiếu thực sự là hành động dũng cảm, nghĩa hiệp, cao cả được nhân dân cảm phục, trân trọng.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho chiến sĩ cứu 4 người đuối nước

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho chiến sĩ cứu 4 người đuối nước

VOV.VN - Chủ tịch nước nhấn mạnh, hành động cứu 4 người đuối nước của Đại úy Thái Ngô Hiếu thực sự là hành động dũng cảm, nghĩa hiệp, cao cả được nhân dân cảm phục, trân trọng.

Chiến sỹ công an cứu 4 người đuối nước được thăng cấp bậc hàm
Chiến sỹ công an cứu 4 người đuối nước được thăng cấp bậc hàm

VOV.VN - Sáng nay (12/4), Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thăng cấp hàm vượt bậc cho ông Thái Ngô Hiếu vì hành động dũng cảm, cứu 4 người bị đuối nước tại biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chiến sỹ công an cứu 4 người đuối nước được thăng cấp bậc hàm

Chiến sỹ công an cứu 4 người đuối nước được thăng cấp bậc hàm

VOV.VN - Sáng nay (12/4), Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thăng cấp hàm vượt bậc cho ông Thái Ngô Hiếu vì hành động dũng cảm, cứu 4 người bị đuối nước tại biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 
Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 

VOV.VN - Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua (10 – 11/4/2022), tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước khiến nhiều học sinh thiệt mạng thương tâm

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tại Đắk Lắk khiến 10 học sinh tử vong 

VOV.VN - Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua (10 – 11/4/2022), tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước khiến nhiều học sinh thiệt mạng thương tâm