Thư thính giả, độc giả từ 19-25/9

Thông tin Hổ ở Khu du lịch Đại Nam cắn chết người thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Hầu hết các ý kiến gửi về VOVNews đều bày tỏ lo ngại trước tình trạng không an toàn bởi các cơ sở nuôi, nhốt thú, đặc biệt là với những loại thú nguy hiểm.

Bạn đọc có địa chỉ email tungoclong_1979@... cho biết, tấm kính chịu lực tại chuồng nuôi hổ trắng ngăn cách với nhà giải khát ở khu du lịch Đại Nam hiện nay cũng không an toàn.

Còn bạn Nguyen Thao (nguyenthao1811@...) bày tỏ ý kiến về sự thiếu trách nhiệm của Ban Giám đốc khu du lịch Đại Nam như sau: “Cá nhân tôi phê phán mạnh mẽ sự vô trách nhiệm của Giám đốc khu du lịch. Bảo hộ lao động ở nơi đây còn quá yếu kém, hơn nữa nếu không trang bị hàng rào lưới điện phủ kín quanh những con hổ thử hỏi sau này sẽ còn bao nhiêu nhân viên xảy ra như thế liệu có còn ai đến tham quan nơi đây nữa không? ”

Xung quanh câu chuyện Game online làm hỏng con tôi!”  nhiều bạn trẻ gửi email về VOVNews bày tỏ ý kiến. Bạn Đoàn Văn Long (giacmo23@...) viết: “Cháu thật sự cảm thông với hai bác, nhưng cháu thấy việc quản lý con của 2 bác không thỏa đáng. Như bạn Quân nói đúng: tại sao các bác không mua một chiếc máy vi tính và mắc net tại nhà cho con bác chơi và chia thời gian cố định một ngày chỉ dược chơi bao nhiêu thời gian. Thời gian còn lại thì học bài, và làm việc nhà”.

Nguyễn Ngọc Tuấn Anh (nhinthay…@) kể: “Cháu đang học lớp 10. Năm học lớp 7 cháu mê game, kêu mẹ mua máy vi tính về gài mạng để chơi (lúc trước 1 ngày cũng phải mất 20.000 đ --- > 50.000 đ). Gài mạng xong chơi riết cũng nản nên thường ngày cũng chỉ biết quanh quẩn trong nhà. Lâu lâu cháu muốn giải stress thì lên "8" với bạn bè 1 tí rồi cũng xuống nhà học bài hay làm gì đó. Các bác cố gắng tìm cách khuyên nhẹ nhàng hay gì đó đừng làm bạn ấy hiểu là gia đình quá khó”.

Còn bạn Pe Yen (nhoxkon_iuanhmai@...) cho rằng: “Cháu nghĩ các bạn đó đã quá nghiện game rồi. Các bác làm gì thì cũng vô ích thôi. Tốt nhất là nên giữ các bạn ấy cẩn thận”.

Câu chuyện chị gái 8 tuổi nuôi em 17 tháng và ông ngoại già gây xúc động trong dư luận. Bạn Juannpan (Juannpan@...) email hỏi: “Tôi muốn gửi tiền giúp cháu Nguyễn Thị Hòa từ nưuớc ngoài. Theo tên và địa chỉ cháu mới có 8 tuổi thì làm sao nhận được? Cho tôi biết cách gửi tiền chính xác tới được tay cháu”.

Xin cảm ơn tấm lòng hảo tâm của bạn. Để chắc chắn như bạn mong muốn, chúng tôi có một đề xuất: bạn có thể gửi số tiền quyên góp cho bé Nguyễn Thị Hòa qua VOVNews. Các đoàn viên thanh niên VOVNews sẽ giúp bạn trao số tiền đó cho bé Hòa và thông tin thêm với bạn về cuộc sống hiện nay của ông cháu Hòa. Bạn nghĩ sao?

Còn độc giả Đào Đình Dũng (dungqh8999@...) bày tỏ: “Chính quyền địa phương nơi các em và cụ đang sinh sống thật là đáng trách vô cùng. Đáng buồn hơn là Uỷ ban chăm sóc bà mẹ và trẻ em, Hội người cao tuổi tỉnh Bắc Giang chưa có động thái giúp đỡ. Trước khi chờ được các nhà hảo tâm gần xa giúp đỡ các cháu và cụ, mong rằng UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể của tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ các cháu và cụ già ổn định nơi ăn chốn ở vì các cháu mồ côi và cụ già neo đơn là thuộc diện được chính quyền hỗ trợ chăm sóc. Các cháu ôm nhau khóc vì đói mà chính quyền địa phương chưa quan tâm là vô cùng thiếu trách nhiệm”.

Liên quan đến chuyên mục Địa chỉ từ thiện, sau bài viết: Con 5 tuổi chăm mẹ ung thư , độc giả Thanh (godfather9623@...) bày tỏ cảm nhận: “Nhiều cô cậu choai choai gần13, 14 tuổi mà vẫn ăn bám bố mẹ. Còn bé Trường mới 5 tuổi mà đã thạo việc tháo vát như thế thì quả là đáng khen. Hãy ủng hộ cho mẹ con bé Trường để họ có nguồn sống. Hãy phát huy tinh thần lá lành bùm lá rách của nhân dân ta. Hãy ủng hộ 2 mẹ con bé Trường bằng tất cả những gì chúng ta có thể!!!”

“Hãy chung tay chia sẻ cùng các cháu. Trẻ thơ không có tội gì...”, đó là lời kêu gọi sự tham gia của xã hội giúp đỡ những em bé có hoàn cảnh thiệt thòi của cá nhân bạn Đào Đình Dũng và cũng là một trong những thông điệp của VOVNews khi xây dựng chuyên mục này.

Sự việc 4 học sinh tiểu học ở Long an bị hành hung dã man gây bất bình trong dư luận. Bạn Le Nguyen (camtu_tg@...) viết: “Tôi rất bất bình trước vụ việc. Đáng trách cho những bậc gọi là “phụ huynh” của em Trân không có tình người. Tôi mong pháp luật sẽ có biện pháp xử lý thỏa đáng”.

Còn bạn Nguyễn Thanh Tú (nthanhtu88@...) bày tỏ: “Tôi xem tất cả trẻ em như con cháu của mình. Sự việc này tôi đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của nhà trường , của chính quyền địa phương. Phải khởi tố và xử thật nặng những kẻ hành hạ trẻ em bất cứ vì lý do gì”.

Phản hồi sau bài viết: Đã có danh mục thiết bị dạy học cấp Tiểu học và Trung học cơ sở bạn Hoàng Long (hoanglong@...) cho rằng: “Chủ trương của Chính phủ cũng như của Bộ Giáo dục – Đào tạo thì rất đúng đắn nhưng khi sở, phòng Giáo dục thực hiện thì lệch hướng bởi: Đội ngũ được đào tạo làm công tác thiết bị sau khi học ra trường thì không xin được việc, còn một số đối tượng không được học theo chương trình của Bộ ban hành thì lại được bố trí làm việc với mục tiêu lợi dụng suất biên chế. Tình trạng này xảy ra ở tất cả các tỉnh, huyện. Và điều trái ngược nữa là những giáo viên có bằng đúng chuyên ngành thì lại không được tuyển dụng. Nhờ báo chí tìm hiểu sự việc rõ ràng rồi gửi tới Bộ Giáo dục – Đào tạo chứ chúng tôi không biết kêu ai bây giờ”.

Bạn Hoàng Long thân mến, tình trạng làm sai quy chế không chỉ xảy ra ở ngành giáo dục mà ngành nào cũng có, tùy mức độ nhiều – ít. Thời gian qua Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực nhằm hạn chế những tiêu cực trong ngành. Hy vọng rằng cùng với chủ trương, Bộ sẽ siết chặt hơn kỷ luật, giám sát để hạn chế thấp nhất những hiện tượng, sự việc đáng tiếc như bạn nêu.

Sau bài Loạn… phí, độc giả Thủy Đình (Thuy_hvbctt@...) email: “Thực chất hiện tượng này đã xảy ra ở khá nhiều nơi, chứ không chỉ là các thành phố lớn. Ở một trường tiểu học nọ thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã xảy ra tình trạng Ban giám hiệu chỉ thị xuống các lớp, bắt các em nộp những khoản thu cực kì vô lý. Để rồi sau đó, tại một cuộc họp phụ huynh, một phụ huynh đã dám đứng lên yêu cầu cô giáo kê khai chi tiết tất cả các khoản nộp và chính anh ta trình lên Phòng Giáo dục và Đào tạo, xin kiểm tra lại tất cả các khoản thu đó. Kết quả là, ban giám hiệu phải trả lại cho mỗi em học sinh gần 400.000đ. Sự việc này đã làm cho các bậc phụ huynh như mở cờ trong bụng. Tuy nhiên, do đút xén trót lọt trong việc này mà những người đứng đầu ngôi trường ấy vẫn yên vị trên chiếc ghế của mình. Xem ra, sự phấn khởi của người dân cũng chỉ một sớm, một chiều. Biết đâu, khi gió tạm ngừng thì một cơn bão "thu phí" mới sẽ lại nổi lên.”

Câu chuyện bạn kể thật đáng buồn. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy rõ vai trò phát hiện và dám đấu tranh của quần chúng đã và đang góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các tiêu cực xã hội.

Cùng với sự nỗ lực thanh kiểm tra, giám sát của các ban ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương…, mong rằng mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức về quyền và trách nhiệm của mình như trường hợp phụ huynh trường tiểu học nọ thì xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Góp ý với Chương trình “Hãy nói với tôi”, phát sóng 22h30- 23h00 trên VOV1, bạn Mùi Quý Quân (M_maivanga@...) cho biết: “Tôi thường xuyên theo dõi chương trình này. Qua đó, thấy được xung quanh ta còn rất nhiều chuyện cần phải nghe và tích cực đóng góp ý kiến cho họ, cho dù không giúp được về vật chất nhưng cũng phần nào giúp họ định hướng được cách sống, cách tư duy khi giải quyết các vướng mắc trong cuộc đời mà họ đã vô tình hay hoàn cảnh đã đưa đẩy họ đến điều họ không mong muốn. Theo tôi, chương trình không nên phát đi phát lại một câu chuyện trong một tuần liền mà nên phát lại vào giờ khác trong ngày hôm sau. Là người thường xuyên theo dõi chương trình, tôi cảm thấy nhàm chán khi phải nghe lại đúng vào lúc 22h30 hàng ngày trong tuần, cứ mỗi ngày một câu chuyện thì chương trình sẽ càng sinh động hơn”.

Liên quan đến chương trình này, độc giả Thành (nguyecongthanh76@...) cho biết: “Tôi là người đã gửi những lời tâm sự đên Quý đài, nhưng do thời gian qua do bận nhiều công việc nên không thể nghe được lời khuyên của Quý đài và các bạn nghe đài. Qua thông tin tôi được biết thì yêu cầu của tôi đã được Quý đài phát vào ngày 3/9/2009. Tôi rất lấy làm tiếc vì không thể nghe được, vậy tôi có thể làm cách nào để nghe lại được lời khuyên của Quý đài và các bạn nghe đài ? Hãy giúp tôi. Tôi là nhân vật muốn đi tìm lại người mẹ đã sinh ra tôi”.

Bạn thân mến, thật tiếc là bạn đã không theo dõi trực tiếp được chương trình. Tuy nhiên, bạn có thể gọi điện đến chương trình theo số điện thoại bạn đã có và trình bày đề nghị của mình. Vì chương trình đã phát đầu tháng 9, bạn hãy liên lạc càng sớm càng tốt bởi có thể BTV không lưu các chương trình đã phát quá lâu. Chúc bạn may mắn sớm tìm lại được người đã sinh ra mình.

Các bản nhạc do Dàn nhạc nhẹ Hồng Kông trình tấu

1) http://www.mediafire.com/?yc4zoo4zdjg

2) http://www.mediafire.com/?e2zu30xywlt

3) http://www.mediafire.com/?5djsedegtm9

4) http://www.mediafire.com/?kxudnxz0bkv

5) http://www.mediafire.com/?nntnmjm0cey

6) http://www.mediafire.com/?jgvm4qxrl0z

7) http://www.mediafire.com/?ai53cal5xs1

8) http://www.mediafire.com/?mzyfk24nmmv

9) http://www.mediafire.com/?gevqdmdxzzj

10) http://www.mediafire.com/?0vy0onlmumc

11) http://www.mediafire.com/?0alkn2ytshd

12) http://www.mediafire.com/?zkj5g1xz5ym

13) http://www.mediafire.com/?escttm9y0jz

 (Nguồn do độc giả Nguyễn Thế Định cung cấp)

Độc giả Nguyễn Thế Định (thedinhonline@...) viết: “Tôi có đọc được thư yêu cầu của các bạn thính giả được đăng trên VOV News: Bạn Hoàng Văn Huy, Xóm 17 Xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội, huyhiencomputer_remix@... về việc tìm các bản nhạc do Dàn nhạc nhẹ Hồng Kông trình tấu đã được phát hơn 10 năm trên Hệ âm nhạc và giải trí VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam do biên tập viên Trần Thanh Tùng biên tập. Sau một thời gian tìm kiếm, tôi đã tìm được link tải các bài nhạc này, xin chia sẻ lại cho các bạn và quý đài. Kính chúc quý đài và các bạn xa gần dồi dào sức khoẻ”.

Với tiêu đề: “Đại Học Lạc Hồng thờ ơ trước dịch cúm”, bạn Bạch Vân (bachvan@...), sinh viên năm thứ 3 cho biết: “Gần đây sinh viên chúng tôi rất bức xúc và lo lắng cho sức khỏe của mình. Dạo gần đây dịch cúm A/H1N1 đang hoành hành và nguy cơ lây nhiễm rất cao. Hiện tại trường Lạc Hồng đã có khoảng 12 ca nhiễm cúm nhưng tôi thấy ban lãnh đạo trường vẫn chưa mời sở y tế về phun thuốc sát khuẩn hay có biện pháp phòng cúm cho sinh viên. Vì thế hiện nay chúng tôi rất lo lắng không biết khi nào mình sẽ bị nhiễm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến học tập.”

Qua đây, VOVNews rất mong Ban Giám hiệu trường Đại học Lạc Hồng sớm có những biện pháp phòng ngừa dịch cúm, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên.

Trong tuần, chúng tôi cũng nhận được tin, bài cộng tác và thư góp ý của các bạn: mxtinh1@..., heartbreaker_nobita@..., vitconxauxi_dangyeu_dangghet@..., vu.truong12@..., xitrum20082000@..., quanphan_52@..., vanluong2010@..., nguyentienlocstchatinh@..., hoaanhdao@..., nguyenvakhoi@...

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.

Chúc các bạn ngày nghỉ cuối tuần hạnh phúc!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên