1 năm xung đột Nga - Ukraine phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.

Hôm nay (24/2), đánh dấu tròn 1 năm Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, tạo ra một cuộc xung đột có quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi cuộc xung đột nổ ra, một “cơn bão” lệnh trừng phạt của phương Tây đã trút xuống Nga và ngược lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị ngoại giao lớn chưa từng có kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh, khiến cho kinh tế thế giới chao đảo. Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.

Gần như ngay lập tức, cuộc xung đột đã làm trầm trọng thêm một loạt vấn đề của kinh tế thế giới sau đại dịch Covid 19 như khủng hoảng lương thực, phân bón, năng lượng, lạm phát và bất ổn xã hội. Một năm trôi qua, mặc dù tránh được kịch bản khủng khiếp nhất là suy thoái, nhưng những tác động của cuộc xung đột đối với nền kinh tế toàn cầu là không thể đo đếm.

Khởi đầu là giá dầu thế giới tiến sát mức 147 USD/thùng, mức kỷ lục mọi thời đại. Chỉ số giá lương thực toàn cầu đạt đỉnh ở mức 143,7 điểm trong vòng 20 năm qua. 8,6% là chỉ số lạm phát trung bình của toàn thế giới năm 2022. Ngưỡng cao kỷ lục của nhiều quốc gia trong nhiều thập niên.

Cuộc đua tăng lãi suất phi mã trên toàn cầu, một hiện tượng ở cấp độ chưa từng có tiền lệ. Đáng chú ý là Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh dấu chu kỳ thắt chặt mạnh tay nhất kể từ thập niên 1990 cùng 8 đợt điều chỉnh với bước nhảy siêu lớn, 0,75 điểm phần trăm. Đồng USD với đà tăng “bất bại” kéo tỷ giá các đồng tiền như Bảng Anh, Yên Nhật, Euro, Nhân dân tệ Trung Quốc… đồng loạt rớt xuống mức thấp kỷ lục hoặc thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Gánh nặng nợ ngoại tệ gia tăng ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc nước nghèo khiến một số quốc gia như Sri Lanka rơi vào cảnh vỡ nợ.

Lạm phát và nợ là chỉ dấu dẫn đến những khủng hoảng xã hội. Một chiến dịch sa thải nhân viên lớn chưa từng có của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới xảy ra ngay những ngày đầu năm nay. Đó là con số 18.000 nhân viên của Amazon, 11.000 nhân viên của tập đoàn công nghệ Meta và 12.000 nhân viên từ tập đoàn công nghệ Alphabet đã bị mất việc làm…

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhận định, thời kỳ no đủ, không phải lo lắng của châu Âu đã chấm dứt. “Thời điểm chúng ta đang sống dường như được tạo nên bởi chuỗi các cuộc khủng hoảng, cái sau tồi tệ hơn cái trước. Tôi tin rằng, chúng ta đang sống trong một thời đại đảo lộn ghê gớm, bởi về sâu xa thì với những gì chúng ta đang trải qua, một thời kỳ no đủ ở châu Âu đã thực sự chấm dứt”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói.  

Những chỉ số biết nói này là tương lai báo trước về nguy cơ suy thoái trong năm nay. Các định chế tài chính quốc tế tháng trước đều nhận định, không còn nghi ngờ về tác động tiêu cực của cuộc xung đột đối với hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu trong 1 năm qua. Nguy hiểm hơn là hệ lụy của nó sẽ còn tiếp tục cho năm nay và có thể là cả năm 2024. Đã có thêm những dự báo bi quan khi cuộc xung đột đang có nguy cơ leo thang.

Ông Hamid Rashid, trưởng bộ phận giám sát kinh tế toàn cầu thuộc Ban các vấn đề kinh tế và xã hội của Liên Hợp quốc nhận định, vẫn có những rủi ro đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu. “Những con số có thể tăng một chút, giảm 1 chút, nhưng về tổng thể, có thể nói đây là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Mức tăng trưởng 1,9% không đủ để phục hồi những gì chúng ta đã mất đi. Sự phục hồi chỉ đang chủ yếu từ những hiệu ứng cơ sở và mọi thứ vẫn đang thay đổi”, ông Hamid Rashid cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?
Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

VOV.VN - Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

VOV.VN - Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

IMF nhận định giá dầu thế giới sẽ tăng mạnh nếu kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi 
IMF nhận định giá dầu thế giới sẽ tăng mạnh nếu kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi 

VOV.VN - Đại diện IMF cho rằng, nếu tăng trưởng ở Trung Quốc mạnh hơn trong quý I/2023, thế giới có thể chứng kiến một đợt tăng giá dầu hoặc tăng giá năng lượng.

IMF nhận định giá dầu thế giới sẽ tăng mạnh nếu kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi 

IMF nhận định giá dầu thế giới sẽ tăng mạnh nếu kinh tế Trung Quốc sớm phục hồi 

VOV.VN - Đại diện IMF cho rằng, nếu tăng trưởng ở Trung Quốc mạnh hơn trong quý I/2023, thế giới có thể chứng kiến một đợt tăng giá dầu hoặc tăng giá năng lượng.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

VOV.VN - Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7% - mức chậm nhất kể từ năm 1993.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

VOV.VN - Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7% - mức chậm nhất kể từ năm 1993.