10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2024

Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2024, do Ban biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn:

1. Kinh tế thế giới phục hồi bất chấp những "cơn gió ngược"

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2024 tăng trưởng 3,2% bất chấp những rủi ro từ các cuộc xung đột địa chính trị, tranh chấp thương mại cùng những bất ổn liên quan đến các cuộc bầu cử. Các nền kinh tế lớn có xu hướng điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, giảm lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng.

2. BRICS mở rộng khối, tăng cường vai trò trong nền kinh tế toàn cầu

Ngày 1/1, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) chính thức gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Sau đợt mở rộng này, các nước BRICS chiếm khoảng 30% GDP và 1/5 thương mại toàn cầu. Việc kết nạp thêm thành viên có thể giúp BRICS nâng tầm ảnh hưởng của nhóm này trong việc hình thành các chuẩn mực, chính sách mới về quản trị toàn cầu.

3. Lần đầu tiên sau 4 năm, Fed hạ lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/9 đã hạ lãi suất với quy mô lớn. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020 Fed cắt giảm lãi suất, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc và lạm phát giảm dần. Sau quyết định của Fed, một số ngân hàng trung ương khác cũng hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

4. Liên hợp quốc thông qua nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI

Ngày 21/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết mang tính bước ngoặt về thúc đẩy các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" vì sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đối mặt với cả cơ hội và thách thức từ việc ứng dụng và quản trị AI. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng công bố Hướng dẫn về Đạo đức và Quản trị AI nhằm thúc đẩy việc sử dụng AI một cách có trách nhiệm. Liên minh châu Âu (EU) chính thức kích hoạt đạo luật quản lý AI để bảo vệ quyền công dân trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

5. Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng

Ngày 8/11, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - đã đưa ra gói hỗ trợ tài chính trị giá 10.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.400 tỷ USD), tập trung vào giảm gánh nặng nợ cho các chính quyền địa phương. Sau động thái này, lần đầu tiên trong 14 năm, Trung Quốc dự kiến áp dụng chính sách tiền tệ "nới lỏng hợp lý" kết hợp với chính sách tài khóa chủ động. Trước đó, nhiều biện pháp kích thích kinh tế cũng đã được Trung Quốc đưa ra như hạ lãi suất, nới lỏng quy định về bất động sản, chứng khoán.

6. Giá vàng thế giới cao kỷ lục

Giá vàng thế giới ngày 31/10 xác lập mức cao kỷ lục 2.790,15 USD/ounce, tăng khoảng 35% kể từ đầu năm, khiến giá vàng trong nước biến động mạnh. Nguyên nhân là do lạm phát leo thang, bất ổn địa chính trị, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) xoay chiều chính sách tiền tệ… Nhiều ngân hàng trung ương tích cực mua vàng và coi vàng là tài sản dự trữ quốc gia. Giá vàng tăng mạnh đã làm giảm sức hút của các tài sản rủi ro, dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền vào các tài sản khác.

7. Tranh chấp thương mại lớn nhất giữa EU và Trung Quốc

Ngày 4/10, Liên minh châu Âu (EU) quyết định áp thuế nhập khẩu lên tới 45,3% đối với xe điện Trung Quốc. Đây là tranh chấp thương mại lớn nhất giữa EU và Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Quyết định của EU có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại sâu rộng, đồng thời tiềm ẩn nhiều hệ lụy đối với thị trường xe điện nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.

8. Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo

Ngày 28/9, Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng (không phải giống basmati) sau hơn 14 tháng áp dụng, trong bối cảnh nguồn cung trong nước đã được cải thiện. Chính phủ Ấn Độ cũng áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu như giảm thuế xuất khẩu gạo lứt và gạo đồ, dỡ bỏ cơ chế giá sàn xuất khẩu gạo. Những động thái này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm áp lực lên giá gạo toàn cầu.

9. Sự cố "màn hình xanh" toàn cầu

Ngày 19/7, hàng loạt hệ thống máy tính sử dụng hệ điều hành Windows trên thế giới (khoảng 8,5 triệu thiết bị) đã bất ngờ bị sập vì lỗi "màn hình xanh". Sự cố này đã làm gián đoạn hoạt động của các ngân hàng, các hãng hàng không, bệnh viện, đài phát thanh,.. ở nhiều nước. Theo công ty bảo hiểm mạng Parametrix, sự cố này đã ảnh hưởng đến 25% các công ty trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ, dẫn đến tổng thiệt hại khoảng 5,4 tỷ USD.

10. Tiền điện tử tăng sốc

Chỉ trong vòng 12 tháng tính từ đầu năm 2024, giá trị đồng bitcoin đã tăng hơn gấp đôi, vượt qua mốc 107.000 USD, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ thuận lợi hơn. Tổng thống đắc cử Mỹ, ông Donald Trump đã hứa hẹn sẽ biến nước Mỹ thành "thủ phủ tiền điện tử của hành tinh" và tích lũy một kho dự trữ bitcoin quốc gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga đứng đầu châu Âu về quy mô kinh tế và đứng thứ tư thế giới, vượt Nhật Bản
Nga đứng đầu châu Âu về quy mô kinh tế và đứng thứ tư thế giới, vượt Nhật Bản

VOV.VN - Hôm 19/12, tại Thủ đô Moscow, “Đường dây trực tiếp” với Tổng thống Nga Putin một lần nữa được kết hợp với cuộc họp báo lớn cuối năm. Chương trình kéo dài gần 4 tiếng rưỡi, trong đó Tổng thống Putin trả lời hơn 70 câu hỏi.

Nga đứng đầu châu Âu về quy mô kinh tế và đứng thứ tư thế giới, vượt Nhật Bản

Nga đứng đầu châu Âu về quy mô kinh tế và đứng thứ tư thế giới, vượt Nhật Bản

VOV.VN - Hôm 19/12, tại Thủ đô Moscow, “Đường dây trực tiếp” với Tổng thống Nga Putin một lần nữa được kết hợp với cuộc họp báo lớn cuối năm. Chương trình kéo dài gần 4 tiếng rưỡi, trong đó Tổng thống Putin trả lời hơn 70 câu hỏi.

Triển vọng kém sáng sủa cho nền kinh tế thế giới và những giải pháp
Triển vọng kém sáng sủa cho nền kinh tế thế giới và những giải pháp

VOV.VN - Bất ổn chính trị, xung đột leo thang, kinh tế tăng trưởng chậm do áp lực lạm phát, nợ công các chính phủ tăng nhanh và tác động cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ” – đây là những vấn đề cảnh báo về một tương lai khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu trong trung hạn.

Triển vọng kém sáng sủa cho nền kinh tế thế giới và những giải pháp

Triển vọng kém sáng sủa cho nền kinh tế thế giới và những giải pháp

VOV.VN - Bất ổn chính trị, xung đột leo thang, kinh tế tăng trưởng chậm do áp lực lạm phát, nợ công các chính phủ tăng nhanh và tác động cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ” – đây là những vấn đề cảnh báo về một tương lai khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu trong trung hạn.

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế băng tuyết
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế băng tuyết

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc hôm qua (6/11), đã ban hành các hướng dẫn để thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, với mục tiêu đưa quy mô ngành này lên 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 209 tỷ USD) vào năm 2030.

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế băng tuyết

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế băng tuyết

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc hôm qua (6/11), đã ban hành các hướng dẫn để thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, với mục tiêu đưa quy mô ngành này lên 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 209 tỷ USD) vào năm 2030.

Đồng rúp rớt giá kỷ lục từ đầu xung đột Ukraine, kinh tế Nga đang gặp nguy hiểm?
Đồng rúp rớt giá kỷ lục từ đầu xung đột Ukraine, kinh tế Nga đang gặp nguy hiểm?

VOV.VN - Sau khi hứng chịu những đòn trừng phạt của phương Tây cũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng, đồng rúp của Nga đã rớt xuống mức tỷ giá thấp nhất so với đồng đô la Mỹ (USD). Kinh tế Nga đang thiên về mảng quân sự. Tuy nhiên, dường như Nga đang chủ ý chấp nhận tỷ giá thấp.

Đồng rúp rớt giá kỷ lục từ đầu xung đột Ukraine, kinh tế Nga đang gặp nguy hiểm?

Đồng rúp rớt giá kỷ lục từ đầu xung đột Ukraine, kinh tế Nga đang gặp nguy hiểm?

VOV.VN - Sau khi hứng chịu những đòn trừng phạt của phương Tây cũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng, đồng rúp của Nga đã rớt xuống mức tỷ giá thấp nhất so với đồng đô la Mỹ (USD). Kinh tế Nga đang thiên về mảng quân sự. Tuy nhiên, dường như Nga đang chủ ý chấp nhận tỷ giá thấp.