30% doanh nghiệp trả phí “bôi trơn” để giải quyết hồ sơ đất đai

VOV.VN - Kết quả cải cách thủ tục hành chính còn cách khá xa với yêu cầu, gây tốn kém, phiền hà, bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tục rườm rà

Trong thời gian qua, mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn có hơn 30% doanh nghiệp (DN) phải trả thêm chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ về đất đai.

Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, qua khảo sát 2một9 hiệp hội, doanh nghiệp lớn nhất cả nước và gần 8.000 DN tư nhân, 55% DN cho rằng, khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai họ đều gặp khó khăn. Đây là một xu hướng đáng lo ngại.

 

Thủ tục hành chính về đất đai rườm rà gây mát thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp (Ảnh: KT)

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, DN khi sử dụng đất đai gặp khó khăn chủ yếu liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng chậm, giá thuê đất cao. Mặc dù thông qua Đề án 30 của Chính phủ, ngành Tài nguyên và Môi trường đã làm được nhiều việc, nhưng chi phí và thời gian không giảm mà có xu hướng tăng lên

“Nếu thủ tục đất đai không được cải thiện thì chỉ có những nhà đầu tư nào “chạy” giỏi mới có thể tiếp cận những nguồn lực tốt, những nhà đầu tư không biết hoặc không muốn “chạy” thì rõ ràng khó tiếp cận nguồn lực. Một số nhà đầu tư có công nghệ, có vốn song bị cản trở về đất đai, thủ tục hành chính nên chưa được tiếp cận nguồn lực tốt”, ông Tuấn nhận định.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, thủ tục hành chính về đất đai liên quan đến nhiều lĩnh vực; mỗi thủ tục thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến đất đai đều mất nhiều thời gian do quy trình phải hỏi ý kiến đầy đủ các ban bệ. Chính điều này làm chậm quá trình đầu tư.

Chẳng hạn, nếu một công ty định làm một dự án thì phải xin định hướng của thành phố có cho đầu tư hay không, thành phố không trực tiếp cho ý kiến mà giao cho các sở, ban, ngành, sau đó thành phố mới có ý kiến. Sau đó tới chấp thuận đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, nhưng Sở cũng không trực tiếp cấp mà phải hỏi các sở khác như Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc, Sở Giáo dục, Sở Văn hóa,… và quận sở tại với khoảng 6 đầu mối, sau đó Sở mới chuyển lại cho UBND thành phố và trả lời chấp thuận đầu tư.

Khi đã có giấy chứng nhận đầu tư, các công ty này phải nộp cho các sở ban ngành liên quan, và các sở ban ngành này lại hỏi các sở ban ngành kia…

Ông Nguyễn Quốc Hiệp kết luận, 2 thủ tục gần tương đương nhau nhưng phải mất mấy tháng mới hoàn tất. “Tôi nghĩ rằng chỉ một mình Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không giải quyết được vấn đề này do chỉ gỡ được một mắt xích rất nhỏ trong một khâu. Cái chúng tôi mong muốn là cả hệ thống về thủ tục hành chính cần được tháo gỡ, dỡ bỏ một cách thiết thực. Riêng về phần Bộ Tài nguyên và Môi trường, thủ tục định giá đất cần xem xét lại cách tính và tiền di dời mặt bằng trong chính sách sắp tới.”, ông Hiệp cho biết.

Cần nhanh chóng đưa Luật đất đai sửa đổi vào cuộc sống

Để khắc phục những khó khăn cho DN, đồng thời ngăn chặn nạn quan liêu, tham nhũng về đất đai, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có những quy định mới trong giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch để tạo điều kiện thuận lợi cho DN mở rộng mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Một trong những hy vọng thay đổi được điều này là bắt đầu từ hôm nay (một/7), Luật Đất đai sửa đổi năm 20một3 sẽ chính thức có hiệu lực với những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các DN và các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng sản xuất.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Thủ tục hành chính cho dù được cải cách vẫn gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí thậm chí phiền hà, bức xúc trong việc thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, DN và cũng là mảnh đất để tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền “lộng hành”. Cần đảm bảo thủ tục hành chính của ngành Tài nguyên và Môi trường được minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho người dân, DN”./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật đất đai 2013: Bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài
Luật đất đai 2013: Bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Luật đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.

Luật đất đai 2013: Bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài

Luật đất đai 2013: Bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Luật đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.

Đưa nhanh Luật Đất đai vào đời sống
Đưa nhanh Luật Đất đai vào đời sống

Nội dung giá đất, khung giá bảng giá sẽ lấy đầy đủ ý kiến của các địa phương sau đó sẽ có nghị định hướng dẫn.

Đưa nhanh Luật Đất đai vào đời sống

Đưa nhanh Luật Đất đai vào đời sống

Nội dung giá đất, khung giá bảng giá sẽ lấy đầy đủ ý kiến của các địa phương sau đó sẽ có nghị định hướng dẫn.

Nông dân ĐBSCL kỳ vọng đổi đời từ Luật Đất đai sửa đổi
Nông dân ĐBSCL kỳ vọng đổi đời từ Luật Đất đai sửa đổi

VOV.VN - Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 sẽ giúp nông dân trên cả nước tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại

Nông dân ĐBSCL kỳ vọng đổi đời từ Luật Đất đai sửa đổi

Nông dân ĐBSCL kỳ vọng đổi đời từ Luật Đất đai sửa đổi

VOV.VN - Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 sẽ giúp nông dân trên cả nước tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại

Luật Đất đai 2013 sẽ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 sẽ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất

Hôm nay (1/7), Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành, góp phần đảm bảo sự minh bạch, công khai và quản lý chặt chẽ hơn lĩnh vực liên quan đến hầu hết mọi người dân trên cả nước.

Luật Đất đai 2013 sẽ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất

Luật Đất đai 2013 sẽ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất

Hôm nay (1/7), Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành, góp phần đảm bảo sự minh bạch, công khai và quản lý chặt chẽ hơn lĩnh vực liên quan đến hầu hết mọi người dân trên cả nước.