ADB góp mặt ở những lĩnh vực trọng yếu của kinh tế-xã hội

Những năm gần đây, ADB tập trung vốn để hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực nước, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển nông thôn và nông nghiệp tại Việt Nam.

Từ khi hoạt động trở lại vào năm 1993, ADB đã phê chuẩn hơn 100 dự án được tài trợ vay vốn cho Việt Nam và một nửa trong số đó đã được hoàn thành.

95% các dự án hoàn thành được đánh giá thành công

“Chúng tôi biết rằng các đối tác phát triển của chúng tôi cũng nhận thấy thành công trong các dự án của họ tại Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các dự án do ADB tài trợ đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam, tiêu biểu là tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với xóa đói giảm nghèo. Tôi tin rằng Việt Nam là một trong số ít các nước đã kết hợp thành công tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo và tôi chân thành chúc mừng những thành tựu này của Việt Nam” – ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam khẳng định.

Nhưng tiến độ vẫn chậm

Tuy nhiên, ông Ayumi Konishi cũng lưu ý, hầu hết các dự án đã hoàn thiện vẫn còn tồn tại sự chậm trễ trong khâu thực hiện. Nếu các dự án được hoàn thành theo đúng kế hoạch ban đầu, chúng sẽ mang lại lợi ích cho người dân sớm hơn. Với tình hình lạm phát tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi khẳng định các dự án cũng phải chịu chi phí cao hơn. Và để giữ nguyên ngân sách ban đầu, những dự án này cũng phải chịu áp lực giảm quy mô ở mức độ nhất định.

Nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả nữa liên quan tới quy trình mua sắm hàng hóa tại Việt Nam. Tại Việt Nam, các dự án thường được chia thành các gói mua sắm nhỏ và kết quả là gây nên lãng phí đáng kể trong khâu thực hiện dự án. Nếu các gói mua sắm được tập hợp lại và gọi thầu ít hơn, các dự án tại Việt Nam có thể được thực hiện với chi phí ít hơn và có thể nhanh hơn.
Tại Việt Nam, hầu hết các dự án bị chậm trễ ở giai đoạn đầu. Chúng tôi nhận thấy trong ba năm đầu thực hiện dự án, có rất ít vốn được giải ngân. Tính trung bình thời gian thực hiện dự án là 3,2 năm với số vốn 6 tỉ USD trong danh mục cho vay hiện tại của ADB tại Việt Nam thì chỉ có 1 tỉ USD được giải ngân. Nói cách khác, 5 tỉ USD vẫn để không và phải chờ giải ngân. Tôi phải lưu ý rằng mức giải ngân hiện tại vẫn còn rất thấp so với những gì Việt Nam có thể làm được để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Theo ông Ayumi Konishi, vì Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, nên ODA khá quan trọng để “tạo nên khác biệt”.

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA

Dự kiến Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới với vị trí là nước thu nhập trung bình. “Chúng tôi sẵn sàng kết hợp chặt chẽ với Việt Nam để giải quyết các thách thức mới này, hoặc để tránh bẫy của nước thu nhập trung bình. Theo đuổi cơ hội hợp tác theo hình thức công-tư hoặc kết hợp trực tiếp với khu vực tư nhân rất cần được khai thác tích cực hơn” – ông Ayumi Konishi khẳng định.

Dự đoán của ông Ayumi Konishi chỉ rõ, nguồn vốn ODA sẽ giảm trong thời gian tới, và cho dù thế nào ODA không bao giờ là nguồn vốn chính từ bên ngoài, rõ rằng một trong những lý do giải thích tại sao trong giai đoạn này chúng tôi không thực sự quan tâm tới nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng của Việt Nam là vì phần lớn nợ công ngoài của quốc gia này bao gồm vốn vay ưu đãi lớn ODA.

Với tiến trình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn vay ODA mà Việt Nam có khả năng huy động có thể sẽ khó hơn và kém ưu đãi hơn. Điều này thực sự quan trọng để Việt Nam nâng hiệu quả sử dụng vốn ODA và Việt Nam cũng nên tăng cường năng lực quản lý nợ công của mình tốt hơn.

Việt Nam nên tăng cường hệ thống phát lý để đảm bảo phát huy lợi thế của các công cụ tài chính khác nhau cho Việt Nam. Năm 2009, ADB đã thông qua một kế hoạch đảm bảo Việt Nam huy động nguồn tài chính từ các ngân hàng tư nhân nước ngoài với sự hỗ trợ của ADB. Tuy nhiên quá trình giao dịch này vẫn chưa được ghi nhận do có sự thiếu vắng của các điều khoản pháp lý cần thiết tại Việt Nam để tạo ra những điều chỉnh cần thiết. Đây là một ví dụ cho thấy Việt Nam đang hạn chế khả năng huy động thêm nguồn vốn ngoài do những khó khăn về pháp lý và hành chính.

“Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB là một cơ hội có một không hai để Việt Nam trình bày tiến trình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Hội nghị và nhiều sự kiện khác sẽ được đăng tải trên trang web toàn cầu” – ông Ayumi Konishi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên