Ấn Độ và EU ưu tiên việc đàm phán FTA

VOV.VN - Các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vẫn là ưu tiên hàng đầu giữa Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU). Hai bên mong muốn sớm thúc đẩy một thỏa thuận được xem là "nhiều tham vọng".

Tuyên bố này được Bộ Ngoại giao Ấn Độ đưa ra ngày 28/10, ngay sau cuộc hội đàm song phương giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại thủ đô New Delhi.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách phương Tây Tanmaya Lal cho biết, các cuộc đàm phán về FTA và thỏa thuận đầu tư giữa Ấn Độ và Liên minh châu Âu vẫn đang diễn ra. Thỏa thuận này nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư song phương giữa hai bên. Ấn Độ và EU đang đàm phán một Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư và Hiệp định Chỉ dẫn Địa lý (GI).

"Đây là vấn đề mà cả hai bên đều quan tâm, bao gồm Ấn Độ và Tây Ban Nha. Hai bên mong muốn sớm hoàn tất một thỏa thuận đầy tham vọng, và điều này sẽ vì lợi ích của cả hai quốc gia", ông Tanmaya Lal nói.

Quá trình đàm phán FTA giữa Ấn Độ và EU, khởi động từ năm 2007, đã trải qua ​​những giai đoạn bị đình trệ. Các cuộc đàm phán đã được nối lại vào năm 2021, sau gần 08 năm gián đoạn, tập trung vào việc giảm thuế quan, giải quyết các thách thức về tiếp cận thị trường và tạo điều kiện cho dòng đầu tư giữa hai bên.

Trong các cuộc hội đàm song phương, Thủ tướng Modi và Tổng thống Sanchez đã thảo luận về nhiều chủ đề, bao gồm hợp tác thương mại, quốc phòng, công nghệ, năng lượng và phát triển cơ sở hạ tầng. Lãnh đạo hai nước khẳng định cam kết tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Ấn Độ-EU, trong đó nhấn mạnh Dự án Hành lang Kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu (IMEEC) như một lĩnh vực trọng tâm.

Bên cạnh đó, hai bên đề cao việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, toàn diện, hòa bình và thịnh vượng, dựa trên luật lệ và trật tự quốc tế; đồng thời kêu gọi giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine thông qua đối thoại và ngoại giao, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các khu vực tranh chấp ở biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các khu vực tranh chấp ở biên giới

VOV.VN - Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động rút quân khỏi 2 địa điểm có tranh chấp dọc theo đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Đông Ladakh là các khu vực bình nguyên Demchok và Depsang.

Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các khu vực tranh chấp ở biên giới

Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các khu vực tranh chấp ở biên giới

VOV.VN - Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động rút quân khỏi 2 địa điểm có tranh chấp dọc theo đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Đông Ladakh là các khu vực bình nguyên Demchok và Depsang.

“Cái bắt tay” Đức - Ấn Độ và sự thay đổi trong thế giới đa cực
“Cái bắt tay” Đức - Ấn Độ và sự thay đổi trong thế giới đa cực

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới Ấn Độ nhằm làm sâu sắc thêm sự gắn kết giữa hai quốc gia này. Chia sẻ công nghệ quân sự để thúc đẩy an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm.

“Cái bắt tay” Đức - Ấn Độ và sự thay đổi trong thế giới đa cực

“Cái bắt tay” Đức - Ấn Độ và sự thay đổi trong thế giới đa cực

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới Ấn Độ nhằm làm sâu sắc thêm sự gắn kết giữa hai quốc gia này. Chia sẻ công nghệ quân sự để thúc đẩy an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm.

Quan điểm của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong và bên lề BRICS 2024
Quan điểm của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong và bên lề BRICS 2024

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra rất sôi nổi. Trung Quốc bày tỏ mong muốn mở rộng thành viên của khối này, Ấn Độ đề cao vai trò của khối, còn Nga và Ấn Độ bàn bạc bên lề về xung đột Ukraine…

Quan điểm của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong và bên lề BRICS 2024

Quan điểm của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong và bên lề BRICS 2024

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra rất sôi nổi. Trung Quốc bày tỏ mong muốn mở rộng thành viên của khối này, Ấn Độ đề cao vai trò của khối, còn Nga và Ấn Độ bàn bạc bên lề về xung đột Ukraine…