An Giang Phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế biên mậu

VOV.VN - Xác định kinh tế biên mậu là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, tỉnh An Giang đã và đang tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối các cửa khẩu; nâng cấp, phát triển các loại hình thương mại ở khu vực biên giới…

Tiềm năng và lợi thế

Tỉnh An Giang có đường biên giới dài gần 100km, tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takéo, của Vương quốc Campuchia; trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế  là Tịnh Biên và Vĩnh Xương; 2 cửa khẩu chính là Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông và 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai. Đây cũng chính là cửa ngõ để hàng hóa trong nước tiếp cận với thị trường các nước ASEAN. Dó đó, lợi thế về xuất nhập khẩu hàng hóa của địa phương sang Campuchia nói riêng và các nước ASEAN, thông qua các cặp cửa khẩu này là rất lớn. Những lợi thế này, đã và đang góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và cư dân 2 bên biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa.

Những năm gần đây, hoạt động thương mại biên giới của tỉnh An Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, hàng hóa phong phú với nhiều chủng loại, nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vùng biên và của 2 nước Việt Nam và Campuchia. Hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân hai bên biên giới cũng diễn ra thông thoáng hơn, không bị ùn tắc tại khu vực cửa khẩu; thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh nhanh chóng, đúng quy định.

“Đường bộ từ của khẩu Khánh bình đến thành phố Phnôm Pênh của Campuchia chỉ có khoảng 70km, nên việc giao thương hàng hóa ở của khẩu này rất thuận tiện.  Bình quân mỗi tháng, xuất khẩu sang Campuchia qua cửa khẩu Khánh Bình khoảng 700 tấn nông sản là rau củ quả như: cà tím, ớt, cà chua, chanh… Nói chung, xuất khẩu nông sản qua của khẩu này rất rất ổn định. Kho, bãi ở đây rất thông thoáng và sạch sẽ. Cán bộ Hải quan ở đây rất nhiệt tình và chu đáo đối với thương nhân như chúng tôi; vấn đề nào tôi chưa hiểu, chưa biết thì được các anh hải quan hướng dẫn một cách tận tình”, ông Hồ Huỳnh Phương, một thương nhân ở thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang chia sẻ.

Xác định kinh tế biên mậu là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, An Giang đã tập trung đầu tư, nâng cấp, phát triển các loại hình thương mại ở khu vực biên giới. Đến nay, trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới của tỉnh đã có 54 chợ; trong đó, có 13 chợ biên giới; 3 siêu thị và 21 cửa hàng tiện lợi; 4 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới được Tổng cục Hải quan công nhận tuân thủ quy định hiện hành. Đặc biệt, Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên – An Giang, qua 16 năm tổ chức, hội chợ này được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng trong thúc đẩy quan hệ ngoại giao, hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa tỉnh An Giang – Việt Nam và 2 tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia), với mục tiêu tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước ASEAN nói chung, các nước tiểu vùng sông Mê-kông nói riêng.

Ông Yong Sovathana, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia cho rằng: “Đây là cơ hội rất tốt trong việc phát huy các sản phẩm của địa phương và nâng cao chất lượng, giá cả phải chăng, an toàn khi sử dụng, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh…Đồng thời, là cơ hội tìm kiếm đối tác bán hàng ngày càng nhiều hơn, phù hợp với thời đại thị trường tự do cả trong và ngoài khu vực. Việc thu mua các sản phẩm địa phương đồng nghĩa với việc tạo công ăn việc làm cho người dân, một phần giúp xóa đói, giảm nghèo; đồng thời, củng cố và mở rộng tính ổn định của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy sự hiện diện của sản phẩm tại các thị trường này; đặc biệt, ngày càng có nhiều mặt hàng tại các siêu thị trong tương lai”.

Theo Ban Quản lý các Khu kinh tế tỉnh An Giang, 3 khu kinh tế cửa khẩu: Khánh Bình, huyện An Phú; Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên và Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hàng ngàn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đã phần nào thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Những khó khăn và trở ngại

Không thể phủ nhận việc phát triển thương mại biên giới giữa An Giang và các tỉnh của Campuchia trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực; tuy nhiên, hiệu quả khai thác chưa thật sự xứng tầm. Cụ thể, như Cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú, được xem là cửa khẩu có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Mặc dù năm 2018, hai bên đã thống nhất nâng cấp cặp cửa khẩu Khánh Bình - Chrey Thom lên thành cửa khẩu quốc tế; tuy nhiên, đến thời điểm này, của khẩu Chrey Thom bên phía Campuchia đã nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, nhưng cửa khẩu Khánh Bình vẫn chỉ là của khẩu quốc gia, nên việc xuất nhập khẩu vẫn còn hạn chế. Thương nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô lô hàng nhỏ, mang tính chất thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài.

“Cửa khẩu Khánh Bình, là 1 trong 4 cửa khẩu tiềm năng của tỉnh An Giang. Cơ sở hạ tầng từ cửa khẩu Khánh Bình đến thành phố Phnôm Pênh của Campuchia thuận lợi; nên rất tốt cho việc phát triển du lịch, buôn bán, trao đổi hàng hóa; nơi đây cũng chính là trọng điểm về xuất khẩu nông sản của đại phương. Nếu cửa khẩu này được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế thì việc xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu này được nâng lên, việc trao đổi, giao thương hàng hóa rất là thuận tiện và rất phát triển. Từ đó, không chỉ chở thành cửa ngõ quan trong trong việc giao thương hàng hóa của địa phương mà cho cả khu vực ĐBSCL. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và cả khu vực. Ông Lê Long Hồ, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, Cục Hải quan An Giang cho rằng.

Qua khảo sát thực tế tại các Cửa khẩu, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là hàng nông sản, vật liệu xây dựng, nên mức thu thuế rất thấp và chưa nhiều; nhiều sản phẩm thô, chưa qua chế biến, có giá trị gia tăng không cao. Giá trị hàng hóa mua bán, trao đổi thực tế ngay tại cửa khẩu dường như không đáng kể. Mặc dù, hằng năm xuất nhập khẩu cao, chiếm hơn 70% giá trị toàn tỉnh, nhưng nghịch lý ở chỗ, giá trị thực đóng góp vào kinh tế địa phương lại rất thấp; bởi hàng hóa thông quan chỉ trên con số làm thủ tục, chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất.

Cụ thể như tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương tần suất hàng thông quan qua luôn cao, lượng hàng hóa lớn chủ yếu là do tàu, thuyền có tải trọng lớn chọn đường sông Tiền qua cửa khẩu Vĩnh Xương để xuất khẩu hoặc tạm nhập tái xuất. Bên cạnh đó là Khu thương mại công nghiệp, với quy mô 21 ha và dự án mở rộng khu thương mại và vui chơi giải trí cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, với quy mô 26 ha. Đây là hệ thống liên hợp các công trình được địa phương quy hoạch, định hướng phát triển để tạo sức hút cho doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương; thế nhưng nhiều năm qua, Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương vẫn chỉ là bãi đất trống, chưa có nhà đầu tư.

Những định hướng và giải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu

Ông Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc Sở Công thương An Giang cho rằng: “Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương phải giao luôn cho thị xã Tân Châu quản lý, mời gọi đầu tư và khai thác thì tôi thấy hiệu quả hơn. Sở Công thương An Giang phối hợp với các sở, ngành liên quan sẽ tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh và Tỉnh ủy để có một cơ chế hết sức phù hợp, phát huy được nguồn lực đầu tư từ xã hội, từ doanh nghiệp và từ ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế biên mậu”.

UBND tỉnh An Giang cũng đã ban hành Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong tỉnh, liên kết vùng và hội nhập quốc tế, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh phấn đấu đạt kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt 9 tỷ USD vào năm 2025; trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới tăng trưởng bình quân 10%/năm, đạt khoảng 637 triệu USD vào năm 2025, chiếm 42-45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh. Nhập khẩu qua biên giới bình quân tăng 13%/năm, đạt khoảng 65 triệu USD vào năm 2025, chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh.

Đồng thời, tỉnh An Giang cũng xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh An Giang với các địa phương của Campuchia về phát triển thương mại biên giới; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; phát huy vai trò của các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia trong việc kết nối ĐBSCL và Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế biên giới của tỉnh trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh: “Với tuyến biên giới giáp với vương quốc Campuchia gần 100km, với 2 của khẩu quốc tế đó là Vĩnh Xương và Tịnh Biên, một cửa khẩu quốc gia ở Khánh Bình cũng đang chuẩn bị nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế trong thời gian sớm nhất. Tỉnh quy hoạch thành 3 khu vực kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích là hơn 30 ngàn ha. Với tính chất khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực; hiện nay, địa phương cũng đã có quy hoạch một số phân khu chức năng phát triển thương mại, dịch vụ logistics và sản xuất công nghiệp…Có những quy hoạch này rồi, địa phương luôn mong muốn, sẵn sàng đón các nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh An Giang”.

Để duy trì và tiếp tục phát huy thế mạnh giao thương khu vực biên giới trong thời gian tới, An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ tại các khu vực cửa khẩu, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Từ đó, thương mại biên giới sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của Vùng và cả nước vào thị trường Campuchia và tiến tới thị trường các quốc gia ASEAN.

An Giang triển khai “đề án 1 triệu ha” đến người nông dân

VOV.VN - Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững một triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt giữ đối tượng vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới
Bắt giữ đối tượng vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới

VOV.VN - Ngày 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị này vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Bắt giữ đối tượng vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới

Bắt giữ đối tượng vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới

VOV.VN - Ngày 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị này vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Kê biên hàng chục bất động sản, "xế hộp" trong vụ án cựu Chủ tịch An Giang
Kê biên hàng chục bất động sản, "xế hộp" trong vụ án cựu Chủ tịch An Giang

VOV.VN - Hàng chục bất động sản, "xế hộp" hạng sang như Mercedes G63, Lexus ES 250, Mercedes Benz S450... đã được cơ quan điều tra kê biên, phong toả tài sản trong vụ án liên quan cựu Chủ tịch An Giang Nguyễn Thanh Bình.

Kê biên hàng chục bất động sản, "xế hộp" trong vụ án cựu Chủ tịch An Giang

Kê biên hàng chục bất động sản, "xế hộp" trong vụ án cựu Chủ tịch An Giang

VOV.VN - Hàng chục bất động sản, "xế hộp" hạng sang như Mercedes G63, Lexus ES 250, Mercedes Benz S450... đã được cơ quan điều tra kê biên, phong toả tài sản trong vụ án liên quan cựu Chủ tịch An Giang Nguyễn Thanh Bình.