Australia có thể giảm xuất khẩu khí gas để phục vụ nhu cầu trong nước

VOV.VN - Trong bối cảnh lượng khí tự nhiên hóa lỏng khai thác còn dư thừa nhiều, nhưng lại khan hiếm tại thị trường nội địa khiến giá cả tăng mạnh đang làm chính phủ và người dân Australia không hài lòng.

Là một trong những quốc gia xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới, song Australia lại đang lâm vào tình trạng thiếu nhiên liệu và tình hình này có thể kéo dài đến năm 2023. Trước thực trạng này, Australia đang đang tính đến khả năng sẽ giảm bớt nguồn khí tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước.

Australia vừa trải qua 1 đợt thiếu điện tại bang New South Wales và thiếu khí tự nhiên hóa lỏng tại bang Victoria. Một trong những nguyên nhân khiến Australia thiếu hụt khí tự nhiên hóa lỏng là do nhu cầu gia tăng ở các nhà máy sản xuất điện, trong bối cảnh điện than đang bắt đầu giảm. Nguyên nhân nữa là từ năm 2021, các nhà xuất khẩu cũng bắt đầu mua nhiều khí tự nhiên hóa lỏng từ thị trường trong nước để phục vụ xuất khẩu. Cùng với đó, mùa Đông năm nay cũng kéo dài và lạnh hơn thông lệ nên nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân gia tăng.

Không chỉ vậy, Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Australia vừa dự đoán, trong năm 2023, nhiều khả năng Australia sẽ tiếp tục chứng kiến tình trạng thiếu hụt tới 980.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng. Theo kế hoạch, lượng khí tự nhiên hóa lỏng khai thác trong năm 2023 sẽ đạt gần 35 triệu tấn, trong đó gần 23 triệu tấn phục vụ nhu cầu xuất khẩu đối với các hợp đồng dài hạn và dư thừa khoảng gần 3 triệu tấn so với các cam kết hiện có. Trong bối cảnh lượng khí tự nhiên hóa lỏng khai thác còn dư thừa nhiều, nhưng lại khan hiếm tại thị trường nội địa khiến giá cả tăng mạnh đang làm chính phủ và người dân Australia không hài lòng.

Trước thực trạng này, hôm nay (1/8), Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Australia công bố báo cáo về thị trường khí gas của nước này. Trong đó đề xuất chính phủ Australia có thể can thiệp, yêu cầu các doanh nghiệp giảm khoảng hơn 1 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng phục vụ cho xuất khẩu để chuyển sang cung cấp cho thị trường nội địa.

Phản ứng trước báo cáo này, Bộ trưởng Tài nguyên Australia Medeleine King hôm nay cho biết, nước này sẽ kéo dài cơ chế an ninh khí đốt đến năm 2030 để làm cơ sở cho việc can thiệp khi cần thiết vào thị trường. Tuy vậy, chính phủ Australia cũng sẽ làm việc để cùng lúc vừa đảm bảo có đủ nguồn khí cung cấp cho thị trường nội địa, vừa đảm bảo uy tín của một nhà xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Mặc dù đến nay chính quyền Australia chưa quyết định can thiệp vào thị trường khí đốt, song báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng đang khiến các nhà khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lo ngại. Bởi sự can thiệp của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành này cũng như nền kinh tế của các bang Tây Australia và Vùng lãnh thổ Bắc Australia, nơi mà ngành này đóng góp không nhỏ vào ngân sách của địa phương.

Ông Damian Dwyer, Giám đốc điều hành Hiệp hội khác thác Dầu khí Australia cho biết, trong năm tài chính vừa qua, ngành khí tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 70 tỷ AUD, tăng hơn 30 tỷ AUD so với năm trước đó. Dự kiến trong năm tài chính 2022-2023 con số này sẽ lên đến 84 tỷ AUD, trong đó bang Queensland được cho là phát triển mạnh mẽ nhất với khả năng tăng gấp đôi từ 2,7 tỷ AUD lên đến 5,4 tỷ AUD trong 5 năm tới.

Ông Damian Dwyer khẳng định, ngành khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng phát triển không chỉ tạo ra việc làm cho nhiều người mà còn đóng góp vào an sinh xã hội như cung cấp chăm sóc sức khỏe cho hàng trăm nghìn người và xây dựng nhiều trường học mới.

Theo ông Damian Dwyer, để giải quyết tình trạng hiện tại, các bang ở miền Đông nước này như Victoria có thể tạo điều kiện để ngành khai thác khí tự nhiên hóa lỏng tăng năng suất khai thác chứ không phải cắt giảm đầu tư như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt
Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

VOV.VN - Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, châu Âu vẫn có một nỗi lo rất lớn về mùa đông sắp tới.

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

Châu Âu như ngồi trên lửa khi Nga liên tục cắt giảm khí đốt

VOV.VN - Cho đến nay, các cuộc săn lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga đã đạt được kết quả nhất định. Dù vậy, châu Âu vẫn có một nỗi lo rất lớn về mùa đông sắp tới.

Đường ống khí đốt từ châu Phi tới EU: Lợi ích và thách thức an ninh
Đường ống khí đốt từ châu Phi tới EU: Lợi ích và thách thức an ninh

VOV.VN - Ba nước gồm Algeria, Nigeria và Niger vừa ký kết biên bản ghi nhớ chung vào tuần trước, để mở rộng đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu.

Đường ống khí đốt từ châu Phi tới EU: Lợi ích và thách thức an ninh

Đường ống khí đốt từ châu Phi tới EU: Lợi ích và thách thức an ninh

VOV.VN - Ba nước gồm Algeria, Nigeria và Niger vừa ký kết biên bản ghi nhớ chung vào tuần trước, để mở rộng đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu.

Tập đoàn Gazprom cắt khí đốt sang một nước Baltic do vi phạm hợp đồng
Tập đoàn Gazprom cắt khí đốt sang một nước Baltic do vi phạm hợp đồng

VOV.VN - Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho biết ngày 30/7 rằng công ty này sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Latvia do nước này "vi phạm những điều khoản khai thác khí đốt".

Tập đoàn Gazprom cắt khí đốt sang một nước Baltic do vi phạm hợp đồng

Tập đoàn Gazprom cắt khí đốt sang một nước Baltic do vi phạm hợp đồng

VOV.VN - Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho biết ngày 30/7 rằng công ty này sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Latvia do nước này "vi phạm những điều khoản khai thác khí đốt".