Bài toán sử dụng hiệu quả diện tích đất đỏ bazan khổng lồ ở Tây Nguyên

VOV.VN - Sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan là vấn đề quan trọng trong hướng phát triển KT-XH của Tây Nguyên hiện nay.

Làm thế nào để sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp với đa phần là đất đỏ bazan là vấn đề quan trọng bậc nhất trong hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên hiện nay. Để giải được bài toán này cần có một báo cáo nghiên cứu đầy đủ, khoa học đánh giá được thực trạng ngành trồng trọt ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay. Từ đó xây dựng đề án và triển khai tái cơ cấu cây trồng trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Tây Nguyên gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Tái cơ cấu cây trồng, gắn vùng sản xuất với công nghiệp chế biến.

Tỉnh Gia Lai hiện có 100.000 ha cây cao su với lợi nhuận mang lại trong năm 2018 khoảng 3 triệu/ha. Phải khẳng định rằng, hiệu quả sử dụng đất như vậy là rất thấp. Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có một số doạnh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau, củ quả phối hợp với nông dân tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu tập trung bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây có thể được xem là hướng đi mới, sử dụng hiệu quả hơn diện tích đất nông nghiệp ở Gia Lai.

“Mỗi ha trồng dứa, bơ, thanh long cho lãi khoảng 150 - 200 triệu cho mỗi ha cây trồng. Gắn với công nghệ chế biến và xuất khẩu là sự cứu cánh rất lớn cho thị trường. Hiện nay, công ty Đồng giao có thị trường xuất khẩu rất rộng tới 51 nước trên thế giới, có cả những thị trường rất khó tính như Bỉ Nhật, Isael và Hàn Quốc…”, ông Võ Ngọc Thành nói.

Khu vực Tây Nguyên hoàn toàn có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao dựa trên những lợi thế quỹ đất lớn.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, thị trường cao su khó có những thay đổi lớn trong tương lai gần. Trong khi đó, đang có nhiều đối tượng cây trồng vượt trội về hiệu quả. Bởi vậy, các tỉnh Tây Nguyên cần rà soát và tái cơ cấu ngành cao su, ưu tiên những vùng có đủ nguồn nước để chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác theo nhu cầu của thị trường hiện nay.

“Những diện tích cao su trong quá trình tái canh mà có đầy đủ nguồn nước, có điều kiện để phát triển các khu công nghiệp thì cũng đề nghị rà soát lại để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhiều cây trồng hiện nay cho năng, sản lượng, doanh thu trên một ha đạt 400-500 triệu đồng khi trồng cây ăn trái, rau quả, có một số diện tích sầu riêng vào thời điểm giá cao đạt 1,5-3 tỷ đồng. Đó là những vấn đề phải xem xét, kể cả quy hoạch cho nông thôn mới, đô thị và gắn với xây dựng các khu công nghiệp”, ông Nguyễn Văn Tiến cho biết.

Áp dụng khoa học kỹ thuật, thu hút đầu tư, hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến là hướng đi không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thuộc viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, khu vực Tây Nguyên hoàn toàn có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao dựa trên những lợi thế quỹ đất lớn, tập trung hiện có để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị vượt trội.

"Tây Nguyên có rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên là phải đổi mới tư duy thay đổi lại quan niệm phát triển của mình, thứ hai là tiếp tục tạo ra được cơ chế chính sách, môi trường thuận lợi để làm sao cho các doanh nghiệp phát triển, giảm thiểu thủ tục hành chính", ông Bùi Quang Tuấn chia sẻ.

Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là hướng đi đúng đắn, đảm bảo cho người nông dân không rời vào tình trạng cung vượt quá cầu, rớt giá. Ồng Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đồng Giao cho biết, hiện, Tập đoàn đang phối hợp nông dân trồng những loại rau, củ, quả theo quy trình, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cam kết giá ngay từ ban đầu.

Theo kế hoạch, Tập đoàn Đồng Giao muốn xây dựng thêm các nhà máy chế biến rau, củ, quả ở Tây Nguyên để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp ở vùng đất này.

"Chúng tôi nhận định, tương lai trong 5-10 năm nữa, Tây Nguyên sẽ là vùng sản xuất tập trung rau, củ, quả tập trung lớn của cả nước. Đặc biệt là các loại cây chanh leo, bơ, dứa, chuối… Hướng phát triển, trong 1-2 năm tới chúng tôi sẽ xây dựng thêm 1-2 nhà máy trên địa bàn Tây Nguyên với công suất 150.000 – 200.000 tấn/năm", ông Nghĩa nói.

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian gần đây, Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới. Nếu các sản phẩm nông nghiệp qua chế biến đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vượt bậc cho cả chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

“Thời gian qua, với sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, chúng ta đã ký được nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là nông sản trong đó có hồ tiêu. Do đó, phải biết nắm lấy cơ hội bằng cách làm chuẩn mực hơn để đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho hay.

Để làm được những điều trên một cách bài bản, khoa học, định hướng đúng, sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp ở Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Bộ NNN&PTNT cần phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên nghiên cứu đề xuất tái cơ cấu cây trồng gắn với nông nghiệp công nghệ cao, chế biến và nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế.

“Ở Tây nguyên những năm gần đây giá các loại nông sản giảm sâu, giảm liên tục từ cao su, hạt tiêu, cà phê, nếu không tái cơ cấu lại sẽ rất khó khăn. Phải có nghiên cứu đề xuất để tái cơ cấu lại một cách mạnh mẽ trồng trọt của Tây Nguyên. Có như vậy, những vấn đề như chuyển đổi đất hay cây trồng mới có thể giải quyết được căn bản”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để việc tái cơ cấu cây trồng ở Tây nguyên thành công, mối liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp cần phải chặt chẽ với vai trò điều tiết của Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tây Nguyên: Vỡ quy hoạch, vỡ thị trường, vỡ nợ đồng hành nhà nông
Tây Nguyên: Vỡ quy hoạch, vỡ thị trường, vỡ nợ đồng hành nhà nông

VOV.VN -Sản xuất tự phát chạy theo lợi nhuận, phá vỡ quy hoạch, đã làm cho các mặt hàng nông sản ở Tây Nguyên vốn có giá trị cao đã mất dần vị thế trên thị trường.

Tây Nguyên: Vỡ quy hoạch, vỡ thị trường, vỡ nợ đồng hành nhà nông

Tây Nguyên: Vỡ quy hoạch, vỡ thị trường, vỡ nợ đồng hành nhà nông

VOV.VN -Sản xuất tự phát chạy theo lợi nhuận, phá vỡ quy hoạch, đã làm cho các mặt hàng nông sản ở Tây Nguyên vốn có giá trị cao đã mất dần vị thế trên thị trường.

Tiếp tục tái cơ cấu để nông nghiệp Sơn La phát triển bền vững
Tiếp tục tái cơ cấu để nông nghiệp Sơn La phát triển bền vững

VOV.VN - 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp ở Sơn La đã đem lại những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tiếp tục tái cơ cấu để nông nghiệp Sơn La phát triển bền vững

Tiếp tục tái cơ cấu để nông nghiệp Sơn La phát triển bền vững

VOV.VN - 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp ở Sơn La đã đem lại những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tây Nguyên: Nghịch lý nhà nông mang nợ trên đất bazan màu mỡ
Tây Nguyên: Nghịch lý nhà nông mang nợ trên đất bazan màu mỡ

VOV.VN -Hiện nay, các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên đều mang lại giá trị kinh tế thấp. Thậm chí, có nhiều nông dân bị vỡ nợ khi đã trồng các loại cây này.

Tây Nguyên: Nghịch lý nhà nông mang nợ trên đất bazan màu mỡ

Tây Nguyên: Nghịch lý nhà nông mang nợ trên đất bazan màu mỡ

VOV.VN -Hiện nay, các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên đều mang lại giá trị kinh tế thấp. Thậm chí, có nhiều nông dân bị vỡ nợ khi đã trồng các loại cây này.