Bán hàng live stream: Không phải chuyện dễ

VOV.VN - Bán hàng bằng hình thức live stream đang trở thành kênh phân phối hàng hóa được nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM lựa chọn bởi tính hiệu quả của việc đưa sản phẩm tiếp cận với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, đang có không ít vấn đề đặt ra để kênh bán hàng này thực sự đạt kết quả như mong muốn.

Dịp Tết này, có ngày Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn cầu (Meet more coffee) chốt được tới 500-600 đơn hàng thông qua bán hàng live stream. Đây là kết quả mà bán hàng trực tiếp rất khó có được.

Sau thành công tại Ngày hội mua sắm, giải trí trực tuyến TP.HCM ngay ở chợ Bến Thành, doanh nghiệp này đang đẩy mạnh bán hàng trên nền tảng số và đầu tư rất bài bản, xem đây là kênh phân phối hàng hóa rất tiềm năng.

“Thời gian qua, chúng tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu tâm lý người mua live stream, không ngờ trong vòng 1 tháng chúng tôi đã bắt nhịp được xu hướng và tốc độ bán hàng qua kênh này tăng rất cao. Trong lúc khó tiếp cận đơn hàng, chúng ta phải tạo ra combo hàng hấp dẫn, thú vị hơn sẽ thu hút người mua thì khách sẵn sàng sẽ vào mua”, ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet more coffee cho biết.

Với Công ty Sông Hương Food, chuyên kinh doanh thực phẩm chay, nếu không bán hàng live stream, doanh nghiệp này sẽ gặp không ít khó khăn khi hình thức mua sắm trực tiếp đang có chiều hướng giảm. Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, nhờ bán hàng live stream, doanh nghiệp đã chốt được đơn hàng với số lượng khủng. Có ngày doanh nghiệp chốt được gần 800 đơn hàng với  hơn 46 triệu đồng. Hiện nay, doanh số bán hàng của công ty qua nền tảng số có lúc chiếm từ 40-50% doanh thu.

Doanh số lớn, nhưng để duy trì được lợi thế trên nền tảng số, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn chia sẻ: “Có những đơn hàng ở ngoài Hà Nội đặt hàng trong Sài Gòn, nếu họ không được khuyến mãi phí thì phí giao hàng đến 62.000 đồng, nếu được hỗ trợ thì phí giao hàng tối thiểu cũng 42.000 đồng. Mình nói không khéo thì bị Tik Tok dừng phiên live stream. Khó khăn là khi khách hàng bị trả phí giao hàng cao nếu mà Tik Tok chưa hỗ trợ được thì mình khéo léo chuyển khách hàng sang inbox  riêng để việc giao hàng không bị ảnh hưởng”.

Mua hàng trên nền tảng số có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, điều mà người tiêu dùng cần không chỉ là giá cả phù hợp, chất lượng tốt mà quan trọng là hàng đã được chốt đơn khi nào đến được tay người tiêu dùng, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm Tết như hiện nay.

“Việc mua đặt hàng Tết qua online và nền tảng mạng xã hội về giá cả hợp lý, chất lượng rất ổn, nhất là mua hàng của những đơn vị uy tín, chính thống. Điều này cũng phù hợp với những người bận rộn như tôi. Tuy nhiên, tôi lo nhất là chốt đơn hàng thì nhanh nhưng giao hàng vào cao điểm này có kịp cho người mua để dùng dịp Tết”, chị Nguyễn Thị Mỹ, nhà ở huyện Bình Chánh, TP.HCM nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyền hình Mỹ tiếp tục thất thế trước các nền tảng streaming
Truyền hình Mỹ tiếp tục thất thế trước các nền tảng streaming

VOV.VN - Theo thống kê mới của Nielsen, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ xem truyền hình và truyền hình trả tiền xuống dưới mức 50% tại Mỹ.

Truyền hình Mỹ tiếp tục thất thế trước các nền tảng streaming

Truyền hình Mỹ tiếp tục thất thế trước các nền tảng streaming

VOV.VN - Theo thống kê mới của Nielsen, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ xem truyền hình và truyền hình trả tiền xuống dưới mức 50% tại Mỹ.

Xem người Mông bán hàng live stream ở chợ đêm Tủa Chùa
Xem người Mông bán hàng live stream ở chợ đêm Tủa Chùa

VOV.VN - Đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2022, chợ đêm Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) mang đậm đà bản sắc văn hóa người Mông vùng Tây Bắc. Không chỉ giao thương dưới các hình thức truyền thống bà con nơi đây còn sử dụng điện thoại thông minh live stream để tiếp cận được tới các khách hàng khắp mọi miền đất nước.

Xem người Mông bán hàng live stream ở chợ đêm Tủa Chùa

Xem người Mông bán hàng live stream ở chợ đêm Tủa Chùa

VOV.VN - Đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2022, chợ đêm Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) mang đậm đà bản sắc văn hóa người Mông vùng Tây Bắc. Không chỉ giao thương dưới các hình thức truyền thống bà con nơi đây còn sử dụng điện thoại thông minh live stream để tiếp cận được tới các khách hàng khắp mọi miền đất nước.

10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến
10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến

VOV.VN - Từ tháng 3/2023 đến nay, 10.800 sản phẩm OCOP của Việt Nam được livestream trên nền tảng Tiktok Shop đã kể 10.800 câu chuyện về giá trị bản địa, quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và được người tiêu dùng tiếp cận đặt hàng trực tiếp.

10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến

10.800 sản phẩm OCOP là từng ấy câu chuyện được kể khi bán hàng trực tuyến

VOV.VN - Từ tháng 3/2023 đến nay, 10.800 sản phẩm OCOP của Việt Nam được livestream trên nền tảng Tiktok Shop đã kể 10.800 câu chuyện về giá trị bản địa, quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và được người tiêu dùng tiếp cận đặt hàng trực tiếp.