Bangladesh mất 81 triệu USD: Sếp ngân hàng ở Philippines dính líu?

VOV.VN -Hội đồng Chống Rửa Tiền Philippines cáo buộc Giám đốc Chi nhánh Tập đoàn Thương mại Ngân hàng Rizal dính líu vụ đánh cắp tiền của Bangladesh.

Hãng Bloomberg đưa tin, tuần trước các nhà lập pháp Philippine đã bắt đầu một buổi điều trần về sự việc 81 triệu USD bị đánh cắp từ dự trữ ngoại hối của Bangladesh và được gửi tới hệ thống tài chính quốc gia Đông Nam Á. Thượng nghị sĩ Teofisto Guingona, người dẫn đầu nhóm điều tra, tuyên bố rằng vụ đánh cắp có khả năng không những đe doạ các hệ thống tài chính cấp cao hơn tại Philippines mà còn hạ thấp đánh giá tín dụng của nước này. 

Được biết, "vụ trộm thế kỷ” này đã ngầm nhen nhóm từ tháng 5/2015 và bị Ngân hàng Trung ương Bangladesh phát hiện vào ngày 8/2/2016, khi các quan chức ngân hàng phát giác 5 yêu cầu giao dịch SWIFT trái phép thông báo 101 triệu USD đã được chuyển giao thành công, trong đó 81 triệu USD cho Ngân hàng Rizal ở Philippines và 20 triệu USD ở Ngân hàng Pan Asia của Sri Lanka. Yêu cầu giao dịch 850 triệu USD sau đó đã bị chặn lại. Hệ thống SWIFT cũng gửi lệnh ngừng thanh toán tới Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED), Ngân hàng Rizal và các ngân hàng khác có liên quan tới vụ việc.

Trong khi số tiền 20 triệu USD đã được trả lại ổn thoả, con đường quay trở về với Ngân hàng Trung ương Bangladesh của 81 triệu USD lại không được dễ dàng đến thế. Manh mối đầu tiên xuất hiện vào ngày 9/2 khi bốn cá nhân được cho là sử dụng tên giả, bao gồm Lagrosas, rút 58,1 triệu USD từ bốn tài khoản tại Ngân hàng Rizal, sau đó chuyển số tiền sang tài khoản “Go”.

Ngày 1/3, đơn xin lệnh đóng băng một số tài khoản tại ngân hàng Rizal bao gồm bốn tài khoản khả nghi và tài khoản “Go” đã được Toà án phúc thẩm thông qua. Trong những ngày sau đó, Hội đồng Chống Rửa Tiền Philippines cáo buộc bà Maia Santos Deguito - Giám đốc Chi nhánh Tập đoàn Thương mại Ngân hàng Rizal vì đã không nghe theo lệnh mà tiếp tục cho phép thực hiện giao dịch, nghi ngờ bà cùng với hai giám đốc điều hành cấp cao khác có dính líu tới vụ đánh cắp.

Giám đốc Chi nhánh Maia Santos Deguito nhận được lời khuyên từ luật sư trong buổi điều trần Thượng viện vào ngày 15/3/2016
Ngoài ra, thương nhân người Philippines William Go cũng đệ đơn khiếu nại chống lại bà Dieguito trước các công tố viên thành phố Makati vì tội giả mạo tài liệu, nói rằng chữ ký của mình trên các tài liệu ngân hàng tại các chi nhánh do Deguito quản lý đã bị giả mạo.

Cho tới ngày hôm nay, vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên các nút thắt đang dần được  tháo gỡ. Các quan chức cấp cao thuộc các bên liên can đang gấp rút hành động nhằm tìm lại số tiền 81 triệu USD hiện vẫn đang lưu lạc tại Philippine ./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”
Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”

VOV.VN - Quyết định từ chức của ông Rahman được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Bangladesh cho biết không được thông báo về vụ trộm trong suốt 1 tháng.

Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”

Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”

VOV.VN - Quyết định từ chức của ông Rahman được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Bangladesh cho biết không được thông báo về vụ trộm trong suốt 1 tháng.

Ai đã đánh cắp 100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Fed?
Ai đã đánh cắp 100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Fed?

VOV.VN -Kẻ xâm nhập tài khoản của Bangladesh tại Fed đã gửi lần lượt 81 triệu USD và 20 triệu USD vào các tài khoản tại Philippines và Sri Lanka. 

Ai đã đánh cắp 100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Fed?

Ai đã đánh cắp 100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Fed?

VOV.VN -Kẻ xâm nhập tài khoản của Bangladesh tại Fed đã gửi lần lượt 81 triệu USD và 20 triệu USD vào các tài khoản tại Philippines và Sri Lanka. 

100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Mỹ “không cánh mà bay”
100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Mỹ “không cánh mà bay”

VOV.VN - Bangladesh vừa thông báo 100 triệu USD của nước này gửi trong tài khoản ở Mỹ đã “không cánh mà bay”.

100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Mỹ “không cánh mà bay”

100 triệu USD của Bangladesh gửi tại Mỹ “không cánh mà bay”

VOV.VN - Bangladesh vừa thông báo 100 triệu USD của nước này gửi trong tài khoản ở Mỹ đã “không cánh mà bay”.