Vì sao giao dịch èo uột, giá bất động sản vẫn tăng mạnh?

VOV.VN - Thời gian gần đây, dù lượng giao dịch giảm sâu nhưng giá bất động sản vẫn tăng mạnh, trái ngược với quy luật thường thấy.

Hội môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố "Báo cáo tình hình thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2021". Trong đó, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam gây chú ý với nhận định: "Giá bất động sản tăng là do bị đẩy giá".

Theo ông Đính, ngay từ đầu quý II/2021, Việt Nam đối diện đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Đợt dịch lần này nguy hiểm nhất, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng, đã gây ảnh hưởng rất lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Từ đầu năm 2020 đến nay, mức độ hấp thụ trên thị trường rất thấp nên dù lượng cung mới hạn chế nhưng lượng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng cao so với cùng kỳ các năm 2019, 2020 (các sản phẩm chào bán hiện đa phần là hàng tồn từ trước).

Do ảnh hưởng Covid-19, thu nhập người dân trên tổng thể bị suy giảm. Và theo nguyên lý kinh tế vĩ mô, đường cầu phải dịch chuyển về bên trái tức là nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm đi, giá bán cũng bị áp lực giảm.

Nhưng trên thực tế thị trường lại cho thấy những dấu hiệu không phù hợp quy luật và nguyên lý, đó là: Cầu thực giảm, thể hiện ở số lượng giao dịch giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường có nhu cầu đầu tư bất động sản lại đang cho thấy có dấu hiệu mạnh lên.

Phân tích nguyên nhân hiện tượng này, ông Đính cho rằng, do một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực, thị trường khác (chứng khoán, ngoại hối, các ngành kinh tế suy yếu khác) đang đổ mạnh vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư mua sắm. "Áp lực đẩy đường cầu dịch phải đồng nghĩa tạo áp lực tăng giá bán hoặc tăng sản xuất hàng hóa", ông Đính lý giải.

Nhưng hàng hóa trên thị trường thực tế đang có dấu hiệu giảm. Nguồn tiền thực tế vào thị trường bất động sản rất lớn, nguồn hàng lại khan hiếm là nguyên nhân chính giá bất động sản bị đẩy mạnh, tạo các cơn sốt trong tháng 2, tháng 3/2021 vừa qua. 

Tuy vậy, ông Đính cũng nhận định, giá bất động sản tăng là do bị đẩy giá. Nhưng thực tế hiện nay giá bất động sản tương lai (vì những bất động sản đang bán trên thị trường chưa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề này) cũng đang đối mặt với áp lực phải tăng giá, nguyên nhân do nhiều yếu tố

Giá đất trên thị trường sau cơn sốt nhiều nơi vẫn còn ở mức cao nên đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao. Ngoài ra, khung giá đất ở rất nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng lên 15%, vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% (nhóm chi phí này chiếm tỷ trọng trên 50% giá thành đầu vào bất động sản) cũng tác động đến giá bất động sản.

Ông Đính cũng cho rằng, thủ tục phê duyệt dự án kéo rất dài, do vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.

Để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, ông Đính khuyến nghị cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật để cải thiện nguồn cung cho thị trường. Kiểm soát lạm phát, tăng giá mạnh các yếu tố đầu vào của bất động sản. Sớm kiểm soát được dịch bệnh và kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực kinh tế khác ngành bất động sản. Qua đó, điều chỉnh các dòng vốn F0 về đúng mục tiêu để hiệu quả hóa nguồn lực quốc gia.

Khảo sát mới đây cho thấy, sau cơn sốt đất hồi đầu năm, tại nhiều địa phương, giao dịch đất nền đã chậm lại, cảnh tập trung đông người tấp nập mua bán, đi xem đất đã chấm dứt. Tuy nhiên, giá đất vẫn neo ở mức cao, có chăng chỉ giảm 1 - 2 triệu đồng/m2.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng tăng giá đất, về bản chất, sẽ dẫn tới việc thị trường cần thời gian nhất định để cân bằng lại giữa cung và cầu thật, có thể xác lập một nền giá mới, làm nên dư địa phát triển cho các địa phương và tỉnh thành. Và tại những thị trường mà đã phát sinh giao dịch với giá tăng cao thì việc điều chỉnh lại về mức giá cân bằng sẽ mất nhiều thời gian hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị tạo điều kiện cho việc ghi tên 2 vợ chồng trên sổ đỏ
Đề nghị tạo điều kiện cho việc ghi tên 2 vợ chồng trên sổ đỏ

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi tên cả vợ và chồng.

Đề nghị tạo điều kiện cho việc ghi tên 2 vợ chồng trên sổ đỏ

Đề nghị tạo điều kiện cho việc ghi tên 2 vợ chồng trên sổ đỏ

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi tên cả vợ và chồng.

Sống vất vưởng 25 năm với dự án “treo” của HUD giữa Hà Nội
Sống vất vưởng 25 năm với dự án “treo” của HUD giữa Hà Nội

VOV.VN - Bên cạnh những biệt thự, căn hộ đẹp đẽ, sang trọng thuộc khu đô thị Định Công là những ngôi nhà lụp xụp, ẩm thấp, đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân sống khổ sở vì nằm trong dự án “treo” 25 năm nay.

Sống vất vưởng 25 năm với dự án “treo” của HUD giữa Hà Nội

Sống vất vưởng 25 năm với dự án “treo” của HUD giữa Hà Nội

VOV.VN - Bên cạnh những biệt thự, căn hộ đẹp đẽ, sang trọng thuộc khu đô thị Định Công là những ngôi nhà lụp xụp, ẩm thấp, đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân sống khổ sở vì nằm trong dự án “treo” 25 năm nay.

Đất nền hạ nhiệt, chung cư hút dòng tiền
Đất nền hạ nhiệt, chung cư hút dòng tiền

VOV.VN - Báo cáo của Batdongsan.com.vn, trong quý II/2021, mức độ quan tâm đến đất nền giảm sút nghiêm trọng, trong khi chung cư được nhiều người tìm mua.

Đất nền hạ nhiệt, chung cư hút dòng tiền

Đất nền hạ nhiệt, chung cư hút dòng tiền

VOV.VN - Báo cáo của Batdongsan.com.vn, trong quý II/2021, mức độ quan tâm đến đất nền giảm sút nghiêm trọng, trong khi chung cư được nhiều người tìm mua.