Biến động giá dầu có lợi về tổng thể cho nền kinh tế Việt Nam
VOV.VN - Giá dầu giảm tác động đến sản xuất trong nước, giảm giá đầu vào nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
Sáng 6/2, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Tọa đàm khoa học “Biến động giá dầu và tác động đến nền kinh tế Việt Nam”.
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia đưa ra dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2015: Trong điều kiện không có cú sốc giá dầu thế giới giảm, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 5,5%, lạm phát chỉ ở mức 2,7% và dự trữ ngoại hối sẽ đạt 37 tỷ USD.
TS. Lương Văn Khôi, Trưởng ban kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia cho biết, giá dầu giảm sẽ có tác động hai chiều đến kinh tế Việt Nam.
Tác động thứ 2 là việc giảm giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu từ thuế từ khai thác dầu. Nhưng tổng thể sẽ có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo TS. Lê Việt Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và quản lý dầu khí, Viện dầu khí Việt Nam, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến động giá dầu trong năm 2014. Dự báo giá dầu năm nay có thể vượt qua mức 60 USD/thùng. Do đó, Chính phủ cần có những chính sách thích hợp để giảm dần sự tập trung vào một thị trường:
TS. Lê Việt Trung cũng khuyến cáo, trong trung hạn, Việt Nam cần có bước mạnh dạn là không nên phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Có thể chuyển hướng nhập khẩu sang các thị trường TPP hoặc thiết lập quan hệ và chuyển hướng nhập khẩu sang thị trường Ấn Độ.
“Tôi nghĩ đây là kênh rất tốt để giảm thiểu mức độ rủi ro khi có bất kỳ một cú sốc bất lợi nào diễn ra với kinh tế Việt Nam. Chúng ta cũng nên chuyển hướng nhập khẩu các máy móc công nghệ hiện đại từ các nền kinh tế, ví dụ khoa học công nghệ nguồn như G7 để có thể kích thích tăng trưởng kinh tế”, TS. Lê Việt Trung cho biết./.