Nghị quyết về phát triển nông nghiệp - giải mã “hiện tượng” Sơn La:

“Biến” không thành có, nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Từng là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Sơn La đã bứt phá, trở thành “hiện tượng" nông nghiệp của cả nước với hàng nghìn hộ nông dân trở thành triệu phú, tỷ phú.

Chìa khóa làm nên thành công này là Sơn La đã xác định chủ trương đúng và trúng trong tái cơ cấu nông nghiệp; vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp vào điều kiện thực tiễn; đặc biệt là Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, tạo những “cú hích” cho nông nghiệp bứt phá.

Cái nóng bức oi ả của nắng gió Lào như dịu hơn trước sự phấn chấn, vui vẻ, rộn rã tiếng nói cười trên nương chanh leo của gia đình anh Lò Văn Pằn, dân tộc Xinh Mun ở bản Kết Nà, xã biên giới Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, Sơn La. Không vui sao được khi từng gốc chanh leo đang vươn cao xanh ngát, khoảng 2 tháng nữa quả chín rộ sẽ cho gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng.

“Năm đầu em trồng 300 gốc thì thu được gần 300 triệu đồng. 100 gốc thì cũng cho thu một khoản tiền lớn, nên gia đình mới bớt đi mấy khoản nợ nần và thoát nghèo” - anh Pằn nói.

Anh Pằn vẫn còn nhớ, năm 2017, đúng thời điểm anh quyết định không đi làm thuê ở nơi khác như phần lớn thanh niên trong xã, mà quyết định ở lại gắn bó với đất đai quê nhà; đang phân vân về việc xác định cây trồng mới cho hiệu quả tốt hơn cây ngô, cây sắn thì tỉnh Sơn La bắt đầu triển khai mạnh chủ trương chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc. Như đang mù mà có ánh sáng, anh Pằn đã mạnh đầu tư toàn bộ hơn 4 ha đất nương của gia đình để trồng chanh leo và trở thành hộ dân đầu tiên đưa cây trồng này lên đất Phiêng Pằn.

“Vợ chồng em bàn bạc bảo hay mình cũng chuyển đổi trồng cây chanh leo thử xem; bước đầu mới trồng 300 gốc đó. Xong là gia đình cũng đi hỏi, liên kết với bạn bè, nhờ bạn bè đi lấy cây giống giúp, rồi mang cây giống về trồng thì thấy hiệu quả kinh tế cũng cao” - anh Pằn chia sẻ.

Ánh mắt lấp lánh niềm vui khi lau những giọt mồ hôi lăn trên đôi má ửng hồng, chị Lò Thị Mai - vợ anh Pằn vẫn ngỡ như 1 giấc mơ, khi “phép màu” đã giúp biến cái không thành có.

Gần 10 năm trước, người dân Kết Nà và nhiều bản khác ở Phiêng Pằn đều là những con nợ, cuộc sống khốn đốn. Bà con khi ấy hầu hết đều “cắm” cây giống, phân bón để đầu tư nương ngô, nhưng càng làm ngô càng nghèo, khi giá ngô thương phẩm bấp bênh, được mùa thì mất giá, được giá mất mùa… bản thân nhà chị Mai cũng đã phải gán cả 4 ha đất nương cho chủ nợ; mấy năm gần đây từ trồng chanh leo hiệu quả, mới có thu nhập, có tiền để chuộc lại số đất đã gán về đầu tư trồng chanh leo.

Theo chị Mai, “phép màu” ở đây chính là chủ trương đúng từ chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La; từ chính sách hỗ trợ trong thực hiện chủ trương này; sự quan tâm đồng hành của chính quyển địa phương; cùng quyết tâm xóa nghèo của 2 vợ chồng.

“Trước đây trồng ngô, phải cắm nợ suốt vì không có thu nhập. Được huyện, xã hướng dẫn chuyển sang trồng cây ăn quả, cũng vất vả, nhưng vợ chồng động viên nhau cố gắng, may sao cây này cho thu nhập cao so với trước” - chị Mai nói.

Anh Lò Văn Thương, dân tộc Thái, ở tiểu khu 2, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La là triệu phú trẻ, trở thành điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Từ một nông dân chính hiệu, không học qua trường lớp nào, nhưng bằng kinh nghiệm thực tiễn, nhất là quyết tâm cao trong thực hiện chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc theo chủ trương của tỉnh, của huyện, giờ đây anh đã là giám đốc HTX Minh Thương với 10 thành viên. Với tổng diện tích hơn 50 ha các loại cây xoài, nhãn, mít, táo…sản phẩm quả của HTX những năm gần đây đã vươn xa ra các thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu, cho tổng thu nhập mỗi năm khoảng 1,3 tỷ đồng.

“Trước đây chưa thành lập HTX thì chỉ sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tự cấp tự phát, làm ra được sản phẩm có mẫu mã đẹp là rất khó; để tiêu thụ được còn khó hơn. Sau này tham gia thành viên HTX thì tiếp cận được các quy trình kỹ thuật; đầu ra cũng dễ hơn, nên sản xuất theo quy mô của HTX thì liên kết bền vững hơn” - anh Thương nói.

Từ khi chủ trương về chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh được đẩy mạnh, đến bản làng nào của Sơn La cũng thấy bà con hướng dẫn nhau cách trồng và chăm sóc cây ăn quả sao cho tốt, cho hiệu quả.

Sau 7 năm triển khai, Sơn La hiện đã có hơn 84.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra, trở thành “vựa” cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và lớn thứ 2 cả nước. Đáng nói là nhờ huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất… nên hàng nghìn hộ nông dân đã thoát nghèo từ trồng cây ăn quả mỗi năm, nhiều hộ trở thành triệu phú, tỷ phú./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La phát triển công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sơn La phát triển công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

VOV.VN - Tỉnh ủy Sơn La vừa tổ chức hội nghị đánh giá 02 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Sơn La phát triển công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sơn La phát triển công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

VOV.VN - Tỉnh ủy Sơn La vừa tổ chức hội nghị đánh giá 02 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Nông nghiệp Sơn La vượt khó, đạt nhiều thành tựu trong năm 2022
Nông nghiệp Sơn La vượt khó, đạt nhiều thành tựu trong năm 2022

VOV.VN - Với chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và khắc phục những khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai, giá xăng, dầu, nguyên, vật liệu biến động... năm 2022, nông nghiệp Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; riêng giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt khoảng 163,2 triệu USD

Nông nghiệp Sơn La vượt khó, đạt nhiều thành tựu trong năm 2022

Nông nghiệp Sơn La vượt khó, đạt nhiều thành tựu trong năm 2022

VOV.VN - Với chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và khắc phục những khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai, giá xăng, dầu, nguyên, vật liệu biến động... năm 2022, nông nghiệp Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; riêng giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt khoảng 163,2 triệu USD

Sơn La có thêm 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2022
Sơn La có thêm 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2022

VOV.VN - Trong số các sản phẩm tiêu biểu được công bố và cấp Giấy chứng nhận, có 4 sản phẩm được tôn vinh lần thứ 2.

Sơn La có thêm 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2022

Sơn La có thêm 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2022

VOV.VN - Trong số các sản phẩm tiêu biểu được công bố và cấp Giấy chứng nhận, có 4 sản phẩm được tôn vinh lần thứ 2.