Big C còn tạm ngừng mặt hàng gì nữa sau dệt may?

VOV.VN - Sau ngành hàng dệt may, liệu Big C sẽ tiếp tục tạm ngừng những ngành hàng nào nữa của doanh nghiệp Việt?

Vụ việc Big C ngừng nhập hàng may mặc của doanh nghiệp Việt Nam từ ngày 2/7 gây bức xúc không chỉ đối với doanh nghiệp cung ứng mà còn cả người tiêu dùng Việt.

Giới chuyên gia nhận định, Big C làm ăn và được nhà nước Việt Nam ưu ái hỗ trợ không ít mà đột ngột ra quyết định như vậy, không hề cân nhắc đến việc gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, doanh số, lợi nhuận và ngừng trệ các dây chuyền sản xuất của dệt may.

Sau ngành hàng dệt may, liệu Big C sẽ tiếp tục tạm ngừng những ngành hàng nào nữa của doanh nghiệp Việt? (Ảnh minh họa: KT).

Việc làm của Big C là thiếu minh bạch, không tử tế. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại tiếp sau đây sẽ là những mặt hàng gì nữa, Big C có thể ngừng nhập?

Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, tiền lệ trước đây, Big C đã từng loại bỏ các nhà sản xuất nhãn hàng riêng ra khỏi hệ thống, hay tăng mức chiết khấu đưa hàng Việt vào Big C lên tới 20-30%... Xâu chuỗi lại sự việc cho thấy cách làm việc và hoạt động của Big C không lành mạnh và "tử tế" với Việt Nam cho lắm.

Trong khi các hệ thống doanh nghiệp Việt như Vinmart của VinGroup miễn chiết khấu 0%/năm cho toàn bộ các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống, hay Hapro chiết khấu 17% trong khi các doanh nghiệp ngoại như Lotte hay Big C mức chiết khấu cao tới 20-30%...

Ông Phú cũng cho biết: "Mới đây tại Lotte, doanh nghiệp muốn đưa một mớ miến vào thôi là bắt nộp 20 triệu đồng, chưa nói đến chiết khấu. Như vậy có phải là giết miến Việt không trong khi miến Thái Lan và Đài Loan sẽ vỗ tay?".

Thời điểm doanh nghiệp Thái Lan mua lại Big C đã từng tuyên bố tiếp tục ưu tiên cho hàng Việt Nam trong hệ thống phân phối, nhưng sau một thời gian hoạt động đến ngày 2/7 vừa qua lời tuyên bố đó đã trở thành vô nghĩa.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, hành vi tạm ngưng nhập ngành hàng dệt may Việt Nam của Big C có thể nhằm hai mục tiêu: Một là đẩy hàng Việt Nam ra để đưa hàng Thái Lan vào; Hai là, tạm ngừng để tăng mức chiết khấu lên cao hơn nữa.

"Trong xu thế hiện nay, ASEAN là một mái nhà chung về cộng đồng kinh tế để nâng cao tính cạnh tranh, hàng Thái Lan vào Việt Nam là đương nhiên. Trong khi, tỷ lệ hàng dệt may trong các hệ thống siêu thị chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 20%. Do đó, nếu Big C thay thế toàn bộ hàng dệt may Việt Nam bằng hàng Thái Lan sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngành dệt may trong nước", ông Long phân tích.

"Mục tiêu thứ hai, Big C tạm ngừng để xem xét lại nhà cung ứng nào có thể đáp ứng mức chiết khấu của họ thì cho tiếp tục. Mức chiết khấu sau này có thể được nâng lên cao hơn. Hoặc nhà cung ứng nào tạo được lợi ích nhất định cho họ hay "hối lộ" ở một mức "thỏa đáng" thì sẽ tiếp tục được cung ứng", ông Long phân tích thêm.

Sự việc của Big C gây bức xúc cho gần 1000 doanh nghiệp cung ứng Việt bởi lời nói và việc làm bất nhất trong thời gian không quá lâu. Theo ông Long, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc. Nếu vi phạm Luật cạnh tranh thì phải xử phạt nghiêm minh.

"Đối với trường hợp này, người tiêu dùng Việt cũng cần nâng cao tinh thần dân tộc. Không phải chủ nghĩa dân túy. Tuy nhiên, trước ý đồ và cách thức doanh nghiệp ngoại làm ăn không thiện chí, vi phạm luật, người tiêu dùng Việt cũng cần tẩy chay những hành vi đó. Việc này cũng để tránh những doanh nghiệp khác lặp lại hành động đó", ông Long kiến nghị.

Trong Luật Cạnh tranh có quy định, nhà bán lẻ không được từ chối các nhà cung ứng gửi hàng khi không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, quy định này theo ông Vũ Vinh Phú cần được làm rõ cụ thể hơn nữa.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

"Thế nào là lý do không chính đáng phải nêu cụ thể ra. Nhỡ doanh nghiệp viện cớ ép chiết khấu không vào được cũng cho là lý do chính đáng thì sao. Do vậy, Luật cần chỉnh sửa quy định cụ thể. Ngoài ra, cũng cần có quy định những cam kết khi đầu tư vào Việt Nam", ông Phú nêu ý kiến.

"Những cam kết như cạnh tranh bình đẳng, làm ăn minh bạch, công khai, không chuyển giá, trốn thuế, đối xử tử tế với các nhà cung ứng. Và dù Big C có lấy lý do gì đi nữa, việc "trở mặt" nhanh chóng gây đảo lộn cả một ngành hàng sản xuất dệt may hàng chục triệu công nhân là không được", ông Phú nhấn mạnh.

Hiện Big C đã bán lại cho doanh nghiệp Thái Lan, tuy nhiên, bước đầu cũng nhờ sự hỗ trợ của cơ quan chức năng Việt Nam mà có tới 35 điểm đại lý tương tự như Metro có 19 điểm trên toàn quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phong trào kêu gọi tẩy chay Big C nếu Big C tẩy chay hàng Việt
Phong trào kêu gọi tẩy chay Big C nếu Big C tẩy chay hàng Việt

VOV.VN - Việc ngừng nhập sản phẩm dệt may đã khiến nhiều nhà cung cấp sản phẩm may mặc cho BigC tại Việt Nam bất ngờ. Nhiều người đang kêu gọi tẩy chay BigC.

Phong trào kêu gọi tẩy chay Big C nếu Big C tẩy chay hàng Việt

Phong trào kêu gọi tẩy chay Big C nếu Big C tẩy chay hàng Việt

VOV.VN - Việc ngừng nhập sản phẩm dệt may đã khiến nhiều nhà cung cấp sản phẩm may mặc cho BigC tại Việt Nam bất ngờ. Nhiều người đang kêu gọi tẩy chay BigC.

Big C Việt Nam xem xét lựa chọn 200 nhà cung cấp hàng may mặc
Big C Việt Nam xem xét lựa chọn 200 nhà cung cấp hàng may mặc

VOV.VN - Big C Việt Nam khẳng định việc dừng các đơn hàng may mặc chỉ là tạm thời, không dừng kinh doanh ngành hàng này tại Việt Nam.

Big C Việt Nam xem xét lựa chọn 200 nhà cung cấp hàng may mặc

Big C Việt Nam xem xét lựa chọn 200 nhà cung cấp hàng may mặc

VOV.VN - Big C Việt Nam khẳng định việc dừng các đơn hàng may mặc chỉ là tạm thời, không dừng kinh doanh ngành hàng này tại Việt Nam.

Từ vụ Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt: Hãy nói chuyện bằng luật
Từ vụ Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt: Hãy nói chuyện bằng luật

VOV.VN - Việc Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam đang làm nóng dư luận. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận sự việc và nói chuyện với nhau bằng luật.

Từ vụ Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt: Hãy nói chuyện bằng luật

Từ vụ Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt: Hãy nói chuyện bằng luật

VOV.VN - Việc Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam đang làm nóng dư luận. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận sự việc và nói chuyện với nhau bằng luật.