Bình Định: Vì sao thu tiền nhưng không duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi?

VOV.VN - Tiếp tục kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Bình Định Khóa XIII, hôm nay (12/7), Đại biểu HĐND tỉnh Bình Định chất vấn nội dung hệ thống kênh tưới xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm không được duy tu, sửa chữa.

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cũng bày tỏ không đồng tình việc một Công ty khai thác công trình thủy lợi có 3 đơn vị quản lý, được cấp ngân sách và có thu tiền phí nhưng vẫn kêu không có kinh phí duy tu, sửa chữa.

Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Bình Định. Hiện có 3 cơ quan tham mưu UBND tỉnh có liên quan đến kinh phí đối với Công ty này là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Công ty này thực hiện nhiệm vụ điều tiết, phân phối, chuyển nước lưu vực để cấp cho 74.000 ha gieo trồng, chiếm 68% tổng diện tích gieo trồng của tỉnh Bình Định. Hiện nay, nguồn thu của Công ty gồm: Ngân sách nhà nước hỗ trợ cấp bù giá sản phẩm thủy lợi công ích hàng năm; nguồn thu từ thủy lợi khác (phát điện, cấp nước thô cho sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi thủy sản…) để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành, bảo trì các công trình được giao.

Năm 2023, tổng nguồn thu của Công ty là 68 tỷ đồng và chi hết số tiền này. Trong đó, chi phí bảo trì là 4,7 tỷ đồng, chỉ chiếm 7% tổng thu phục vụ cho nạo vét kênh mương, vớt bèo, sửa chữa nhỏ những đoạn kênh để kịp thời phục vụ sản xuất. Vì vậy, người dân rất bức xúc khi mà hệ thống kênh tưới xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời cử tri về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tánh, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết: “Công ty xin nhận khuyết điểm và sẽ có định hướng khắc phục trong thời gian đến. Trước năm 2013, việc duy tu sửa chữa của Công ty hàng năm khoảng 40% và sau này và như hiện nay chỉ còn 5 đến 6% nên việc duy tu sửa chữa, kiên cố hóa kênh mương Công ty không đủ tiền”.

Giải trình thêm, Giám đốc Sở Tài chính Bình Định thừa nhận nguồn thu của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định phần lớn dành cho việc trả lương và vận hành hoạt động nên không còn nguồn để bổ sung cho việc duy tu sửa chữa kênh tưới.

Ông Nguyễn Thành Hải, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Định cho biết, từ năm 2022 đến nay, mỗi năm trung bình ngân sách nhà nước cấp cho Công ty hơn 50 tỷ đồng để trả lương nhân viên và các hoạt động vận hành. Công ty hạch toán vẫn có lợi nhuận, vẫn có trích lập dự phòng… vậy vấn đề là quản trị doanh nghiệp chưa tốt, cơ cấu thu- chi chưa hợp lý...

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định phân tích, Nhà nước dành nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi chỉ sau lĩnh vực giao thông với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Theo ông Hồ Quốc Dũng, nguồn duy tu, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi không rõ ràng nên cần phải thanh tra làm rõ.

“Các đồng chí trả lời thế này tôi thấy không ổn. Hàng năm đầu tư cho thủy lợi cũng rất lớn, chỉ sau giao thông. Đầu tư hàng ngàn tỷ, đầu tư xong rồi giao cho Công ty thủy lợi quản lý vận hành khai thác, hư thì kệ. Đây là việc rất nguy hiểm. Xem lại phân cấp như thế nào, ít nhất cũng phải có nguồn duy tu. Tôi đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của Công ty, cần thiết phải thanh tra nguồn đó chi quản lý là chi cái gì, chi duy tu bảo dưỡng là cái gì. Chúng ta bỏ ngỏ cái này, các công trình của Công ty không được duy tu bảo dưỡng, dân thì rất bức xúc” - ông Hồ Quốc Dũng nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bến Tre hoàn thành 2 công trình thủy lợi có quy mô lớn trước khi mặn xâm nhập
Bến Tre hoàn thành 2 công trình thủy lợi có quy mô lớn trước khi mặn xâm nhập

VOV.VN - Sau một thời gian thi công khẩn trương đến nay, 2 công trình cống ngăn mặn Bến Rớ và Tân Phú của tỉnh Bến Tre đã cơ bản hoàn thành, phục vụ kịp thời công tác phòng chống xâm nhập mặn năm nay.

Bến Tre hoàn thành 2 công trình thủy lợi có quy mô lớn trước khi mặn xâm nhập

Bến Tre hoàn thành 2 công trình thủy lợi có quy mô lớn trước khi mặn xâm nhập

VOV.VN - Sau một thời gian thi công khẩn trương đến nay, 2 công trình cống ngăn mặn Bến Rớ và Tân Phú của tỉnh Bến Tre đã cơ bản hoàn thành, phục vụ kịp thời công tác phòng chống xâm nhập mặn năm nay.

Khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở TP.HCM
Khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở TP.HCM

VOV.VN - Ngành nông nghiệp TP.HCM đang quản lý trên 1.100 công trình thủy lợi lớn nhỏ. Trong đó, nhiều công trình dự án được xây dựng từ hàng chục năm trước, nay đã xuống cấp, cần được duy tu bảo dưỡng. Tuy nhiên vì nhiều lý do, một số công trình bị bỏ hoang hoặc chưa được cải tạo, tu sửa kịp thời, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở TP.HCM

Khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở TP.HCM

VOV.VN - Ngành nông nghiệp TP.HCM đang quản lý trên 1.100 công trình thủy lợi lớn nhỏ. Trong đó, nhiều công trình dự án được xây dựng từ hàng chục năm trước, nay đã xuống cấp, cần được duy tu bảo dưỡng. Tuy nhiên vì nhiều lý do, một số công trình bị bỏ hoang hoặc chưa được cải tạo, tu sửa kịp thời, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải
Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Xây dựng nhà kiên cố, đổ đất, đóng cọc xuống lòng sông Bắc Hưng Hải làm kè chắn… đây là những vi phạm nghiêm trọng hành lang công trình thủy lợi đang diễn ra tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xây dựng nhà trên đất công, vi phạm hành lang công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

VOV.VN - Xây dựng nhà kiên cố, đổ đất, đóng cọc xuống lòng sông Bắc Hưng Hải làm kè chắn… đây là những vi phạm nghiêm trọng hành lang công trình thủy lợi đang diễn ra tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.