Bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh 37 triệu đồng tiền nợ công

VOV.VN - Với quy mô GDP năm 2021 đạt 368 tỷ USD, số nợ công tuyệt đối/GDP của Việt Nam ước đạt khoảng 158,6 tỷ USD. So với số dân tính đến hết ngày 31/12/2021 vào khoảng 98,5 triệu người, số nợ công/người dân Việt Nam là khoảng 37 triệu đồng.

Theo Bản tin nợ công của Bộ Tài chính mới công bố, số nợ công của Việt Nam năm 2021 giảm xuống chỉ còn 43,1% so với mức 55,9% của năm 2020 và mức cao nhất 61,4% của năm 2017. Đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Số nợ công của Việt Nam cũng thấp hơn khá nhiều so với mức trần nợ công 60%/ GDP mà Quốc hội cho phép.

Với quy mô GDP năm 2021 đạt 368 tỷ USD, số nợ công tuyệt đối/GDP của Việt Nam ước đạt khoảng 158,6 tỷ USD. So với số dân tính đến hết ngày 31/12/2021 vào khoảng 98,5 triệu người, số nợ công/người dân Việt Nam là khoảng 37 triệu đồng.

Một điểm đáng mừng là tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP giảm mạnh qua các năm qua từ 51,7%/GDP (năm 2017) xuống 39,1%/GDP (năm 2021); trong khi đó, nợ do Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp, tổ chức thuộc Chính phủ giảm từ 9,1%/GDP (năm 2017) xuống 3,8%/GDP (năm 2021), nợ nước ngoài của quốc gia đến hết năm 2021 còn 38,4% GDP so với mức 49% GDP năm 2017…

So với 5 năm trước, tỷ lệ nợ công của Việt Nam vượt trần trên 61,4% thì tỷ lệ nợ công năm 2021 giảm xuống còn 43,1%/GDP là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nếu xét trên số nợ công tuyệt đối, nợ công/GDP của Việt Nam gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây, từ mức 137,4 tỷ USD năm 2017 lên 158,6 tỷ USD năm 2021.

Sau 5 năm (2017-2021) số nợ công tuyệt đối của Việt Nam tăng 21,2 tỷ USD, bình quân mỗi năm nợ công tăng trên 4,2 tỷ USD. Số nợ công trên người từ đó cũng tăng, bất chấp tỷ lệ nợ công/GDP giảm khá mạnh.

Nếu năm 2017, số nợ công/người của Việt Nam chỉ 33,7 triệu đồng/người, năm 2021, nợ công/người của Việt Nam đã lên đến 37 triệu đồng/người. Các năm 2018 và 2019, số nợ công trung bình đạt 34 triệu đồng/người, năm 2020 số nợ công là khoảng 35,3 triệu đồng/người.

Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ nợ công/GDP giảm là do quy mô GDP của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây, trong 5 năm 2017 - 2021, GDP tăng 1,6 lần, tăng 114 tỷ USD.  Trong khi đó, số nợ công tuyệt đối tăng thêm 21,2 tỷ USD, khoảng 1,1 lần, không nhiều so với số tăng GDP, chính vì vậy đã khiến tỷ lệ nợ công/GDP giảm.

Tuy nhiên, lo ngại chính là dân số Việt Nam 5 năm qua dù đã tăng thêm 4,8 triệu người, bình quân tăng gần 1 triệu người/năm, nhưng số nợ công không giảm. Số liệu nợ công tuyệt đối giai đoạn 5 năm 2017-2021, tăng 21,2 tỷ USD, bình quân trên 4,2 tỷ USD/năm.

Bộ Tài chính cũng cho biết, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2021 được tính trên cơ sở GDP năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Đáng chú ý là nợ nước ngoài giảm đi còn nợ trong nước tăng lên, đến hết năm 2021, nợ vay nước ngoài khoảng 1,075 triệu tỷ đồng; nợ vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến năm 2021 chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 316.000 tỷ đồng, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 32.000 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng và 14.000 tỷ đồng.

Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 380.000 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với hơn 188.000 tỷ đồng..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến động tỷ giá giúp nợ công Chính phủ ước giảm 57.000 tỷ đồng
Biến động tỷ giá giúp nợ công Chính phủ ước giảm 57.000 tỷ đồng

VOV.VN - Bộ Tài chính cho biết, chỉ tính riêng biến động tỷ giá của 3 loại đồng tiền chính (USD, JPY và EUR), dư nợ Chính phủ tính đến cuối năm 2022 ước giảm khoảng 57.000 tỷ đồng (giảm 2% so với dư nợ cuối 2021).

Biến động tỷ giá giúp nợ công Chính phủ ước giảm 57.000 tỷ đồng

Biến động tỷ giá giúp nợ công Chính phủ ước giảm 57.000 tỷ đồng

VOV.VN - Bộ Tài chính cho biết, chỉ tính riêng biến động tỷ giá của 3 loại đồng tiền chính (USD, JPY và EUR), dư nợ Chính phủ tính đến cuối năm 2022 ước giảm khoảng 57.000 tỷ đồng (giảm 2% so với dư nợ cuối 2021).

Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?
Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?

VOV.VN - Để tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát.

Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?

Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?

VOV.VN - Để tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát.

Năm 2022, nợ công dự kiến khoảng 43 - 44% GDP
Năm 2022, nợ công dự kiến khoảng 43 - 44% GDP

VOV.VN - Bộ Tài chính dự kiến, năm 2022, chi thường xuyên chiếm khoảng 62% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 5% so với dự toán của năm trước và tiếp tục giữ mức bội chi tương đương 4% GDP. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP.

Năm 2022, nợ công dự kiến khoảng 43 - 44% GDP

Năm 2022, nợ công dự kiến khoảng 43 - 44% GDP

VOV.VN - Bộ Tài chính dự kiến, năm 2022, chi thường xuyên chiếm khoảng 62% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 5% so với dự toán của năm trước và tiếp tục giữ mức bội chi tương đương 4% GDP. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP.