Bộ Công Thương: Cổ phần hóa DN chưa được như mong muốn

VOV.VN - Cổ phần hóa các doanh nghiệp Bộ Công Thương chưa được như mong muốn do một số khó khăn về tài chính, cơ chế đặc thù…

Tại Hội nghị tổng kết công tác tái cơ cấu (TCC), cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011 – 2015 diễn ra sáng 24/12, ông Phan Đăng Tuất, Vụ trưởng, thường trực ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, theo kế hoạch TCC, CPH giai đoạn 2012-2015 đã được phê duyệt, Bộ Công Thương đã được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ đạo công tác CPH Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tổng công ty Giấy Việt Nam; CPH 3 Tổng công ty; 8 Công ty TNHH Một thành viên (TNHH MTV); 6 doanh nghiệp thuộc Công ty mẹ-Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và 4 doanh nghiệp thuộc Công ty mẹ - Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.

Đến nay về cơ bản Bộ Công Thương đã hoàn thành phê duyệt phương án CPH các Tổng công ty với 5 giai đoạn chuẩn bị, xác định giá trị doanh nghiệp, phương án CPH, IPO và thành lập công ty cổ phần. Bộ Công Thương đã hoàn thành công tác CPH và chuyển đổi 8 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tổng số vốn Nhà nước còn nắm giữ ở 8 doanh nghiệp đạt hơn 3.600 tỷ đồng.

Hiện Bộ Công Thương còn quản lý 5 Tập đoàn kinh tế và 1 Tổng công ty 100% vốn nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Bộ Công Thương đã hoàn thành công tác CPH và chuyển đổi 8 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Theo ông Phan Đăng Tuất, trong quá trình triển khai công tác CPH, việc thành lập ban chỉ đạo CPH và lựa chọn phương thức CPH được thực hiện khi chưa có một văn bản nào gợi ý. Một số vướng mắc có liên quan đến thủ tục tài chính, tài liệu, chứng từ, CPH công ty mẹ trước hay công ty con trước… những điều này phần nào làm tâm lý người lao động hoang mang.

Đáng chú ý, với các nhà đầu tư chiến lược, phần lớn là nhà đầu tư trong nước và chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp thuộc Bộ. Nhà đầu tư vướng phải tiêu chí xác định giá trị tài sản qua từng năm, bao nhiêu năm không lỗ, trong khi còn nhiều hợp đồng ký kết chưa chặt chẽ. Có những ngành nghề vốn đang được thực hiện, nhưng sau khi cổ phần hóa, chủ sở hữu mới không tiến hành sản xuất, dẫn đến một số sản phẩm không còn tồn tại, nền kinh tế mất đi sản phẩm hàng hóa đặc thù.

“Đặc biệt đối với các quy định đặc thù cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam còn có nhiều vướng mắc. Điều này khiến cho quá trình IPO gặp khó khăn, cổ phiếu không phát hành được thậm chí rất ít. Trong khi đó, nhà đầu tư chiến lược rất cần báo cáo tài chính minh bạch, đặc biệt họ chờ đợi những ưu đãi bảo đảm an toàn từ quản lý nhà nước”, ông Tuất cho biết.

Thu hút nhà đầu tư chiến lược ngoại

Trước những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện CPH, đại diện Bộ Công Thương kiến nghị, cần có cơ chế chính sách tài chính để giúp các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện thuê tư vấn tìm đối tác chiến lược, quảng bá doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cần quảng bá tại nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp.

Ban CPH cần nghiên cứu cơ chế để hỗ trợ duy trì các sản phẩm truyền thống để tránh mất mát những sản phẩm đặc thù, tặng cổ phần ưu đãi cho lao động đặc biệt để giữ chân nhân tài. Đối với các doanh nghiệp quá khó khăn do lịch sử để lại, nên cho TCC từng phần. Bộ Công Thương cũng cần lên kế hoạch tổ chức hội nghị mời các nhà đầu tư nước ngoài là các nhà đầu tư lớn, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp EU, Mỹ, JICA...

Đánh giá về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương - ông Vũ Huy Hoàng khẳng định đã tổ chức chỉ đạo tái cơ cấu các Tập đoàn tổng công ty theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, thoái vốn khỏi những ngành phụ như bất động sản, chứng khoán...

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhìn chung kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp chưa được như mong muốn, trong bối cảnh thị trường chứng khoán chưa thực sự khởi sắc, một số doanh nghiệp còn vướng mắc, khó khăn về tài chính, thu nợ, đất đai tài sản… do vậy rất cần có sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào CPH, thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty như Dầu khí, điện lực, than, hóa chất, thuốc lá.../. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao các doanh nghiệp ngành GTVT cổ phần hóa thành công?
Vì sao các doanh nghiệp ngành GTVT cổ phần hóa thành công?

VOV.VN - Chủ động tìm kiếm, cung cấp thông tin và thu hút nhà đầu tư đã giúp nhiều doanh nghiệp giao thông vận tải thực hiện thành công cổ phần hóa.

Vì sao các doanh nghiệp ngành GTVT cổ phần hóa thành công?

Vì sao các doanh nghiệp ngành GTVT cổ phần hóa thành công?

VOV.VN - Chủ động tìm kiếm, cung cấp thông tin và thu hút nhà đầu tư đã giúp nhiều doanh nghiệp giao thông vận tải thực hiện thành công cổ phần hóa.

VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa
VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa

VOV.VN - Hiện VEC đang nỗ lực điều chỉnh vốn điều lệ để chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang mô hình công ty cổ phần.

VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa

VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa

VOV.VN - Hiện VEC đang nỗ lực điều chỉnh vốn điều lệ để chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang mô hình công ty cổ phần.

Doanh nghiệp ngành GTVT ra sao sau cổ phần hóa?
Doanh nghiệp ngành GTVT ra sao sau cổ phần hóa?

VOV.VN - Các doanh nghiệp sau CPH đã trở thành những doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có sự phát triển hết sức vững chắc.

Doanh nghiệp ngành GTVT ra sao sau cổ phần hóa?

Doanh nghiệp ngành GTVT ra sao sau cổ phần hóa?

VOV.VN - Các doanh nghiệp sau CPH đã trở thành những doanh nghiệp hoạt động trên thị trường có sự phát triển hết sức vững chắc.