Bộ Công Thương muốn bàn giao 11 DN sang CMSC và SCIC

VOV.VN - Bộ Công Thương đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng 11 DN do Bộ đang là đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Trong tiến trình cổ phần hóa DN, Bộ Công Thương mới có Văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, báo cáo kết quả giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong chuyển đổi DN 100% vốn nhà nước, thành công ty cổ phần (CTCP).

Bàn giao đồng nguyên trạng 11 DN

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/7/2021 về tiêu chí phân loại DN nhà nước, DN có vốn Nhà nước thành CTCP nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn, Bộ Công Thương đã đề xuất việc thực hiện bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả DN do Bộ đang là đại diện chủ sở hữu (11 DN) sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN (CMSC) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

11 DN bao gồm: Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam; Tổng công ty CP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội; Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Tổng công ty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam; Công ty CP Xây dựng và xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam; Công ty CP Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và Vật liệu xây dựng BMC; Công ty CP Viện Nghiên cứu Dệt may; Công ty CP Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Bộ Công Thương cho biết, đã đôn đốc các đơn vị kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà đất theo quy định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/ND-CP. Hiện, Bộ đang tổng hợp, rà soát theo chức năng, nhiệm vụ và sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2023.

Dù khẩn trương triển khai thực hiện quyết toán CPH đối với các đơn vị chưa quyết toán phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Song cho đến thời điểm hiện tại, còn 3 DN chưa hoàn thành công tác quyết toán CPH. Đó là Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL); Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) do vẫn tồn tại các khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, đối với VNSTEEL đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 1/10/2011, song có những thay đổi về hiện trạng đất, dẫn tới vướng mắc liên quan đến đất đai trong quá trình CPH Công ty mẹ, khiến hồ sơ quyết toán CPH Công ty mẹ chưa được phê duyệt.

“VNSTEEL đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc lập hồ sơ quyết toán CPH Công ty mẹ và đề nghị Bộ Công Thương sớm xem xét, phê duyệt hồ sơ quyết toán VNSTEEL theo quy định. Bộ Công Thương đang kiện toàn lại Tổ thẩm tra quyết toán cổ phần hóa VNSTEEL và mời các Bộ, ngành tham gia quyết toán”, Bộ Công Thương nêu.

Đối với VEAM, công tác quyết toán CPH tại VEAM vẫn chưa hoàn thành, do Bộ Công an đang điều tra làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng đất đai. Cùng với đó, cần phải xử lý các khoản công nợ phải thu, phải trả tại VEAM và các công ty con; xử lý các khoản phải thu đối với các Công ty thành viên do VEAM đã cho vay và hỗ trợ vốn.

Đối với MIE, Bộ Công Thương đã cử Tổ thẩm tra quyết toán CPH tại Tổng công ty. Tuy nhiên, do vẫn còn vướng mắc liên quan đến khoản đầu tư của Công ty cơ khí Hà Nội tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc thành phố Hoàng Gia. Bộ Công Thương đã yêu cầu VEAM và Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội xác định lại khoản đầu tư này.

Giám sát tài chính DN Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần

Báo cáo về công tác giám sát tài chính DN, Bộ Công Thương cho biết, hàng năm đều cử Tổ công tác thực hiện việc giám sát tài chính đối với các DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần, nhằm nắm bắt hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của DN. Trên cơ sở hoạt động giám sát tài chính, Tổ công tác kịp thời nắm bắt việc bảo toàn và phát triển vốn của DN.

Đồng thời, Tổ công tác còn giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN; giám sát kết quả hoạt động SXKD của DN; giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN cũng như việc ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của DN.

Ngoài ra, Tổ công tác cũng giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN, cơ cấu lại vốn của DN đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước của DN; việc phân phối lợi nhuận và trích lập, sử dụng các quỹ; giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý DN, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của DN theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trên cơ sở kết quả thực hiện giám sát tài chính đối với DN, Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo các quy định tại Điều 8, Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN nhà nước và DN có vốn nhà nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu Chủ tịch, cựu Tổng giám đốc Cienco 1 hầu tòa vì sai phạm khi cổ phần hóa
Cựu Chủ tịch, cựu Tổng giám đốc Cienco 1 hầu tòa vì sai phạm khi cổ phần hóa

VOV.VN - Những sai phạm khi cổ phần hóa của các cựu lãnh đạo Cienco 1 như Phạm Dũng (nguyên Chủ tịch HĐTV) và Cấn Hồng Lai (nguyên Tổng giám đốc) được xác định gây thiệt hại hơn 239 tỷ đồng.

Cựu Chủ tịch, cựu Tổng giám đốc Cienco 1 hầu tòa vì sai phạm khi cổ phần hóa

Cựu Chủ tịch, cựu Tổng giám đốc Cienco 1 hầu tòa vì sai phạm khi cổ phần hóa

VOV.VN - Những sai phạm khi cổ phần hóa của các cựu lãnh đạo Cienco 1 như Phạm Dũng (nguyên Chủ tịch HĐTV) và Cấn Hồng Lai (nguyên Tổng giám đốc) được xác định gây thiệt hại hơn 239 tỷ đồng.

Cổ phần hoá DNNN "giậm chân tại chỗ": Còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Cổ phần hoá DNNN "giậm chân tại chỗ": Còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Giai đoạn 2021 - 2022, số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 4.848 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch được Thủ tướng giao. Trong 5 tháng đầu năm nay, tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn gần như đứng im.

Cổ phần hoá DNNN "giậm chân tại chỗ": Còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Cổ phần hoá DNNN "giậm chân tại chỗ": Còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Giai đoạn 2021 - 2022, số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước chỉ đạt 4.848 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch được Thủ tướng giao. Trong 5 tháng đầu năm nay, tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn gần như đứng im.

Cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 30% kế hoạch Thủ tướng giao
Cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 30% kế hoạch Thủ tướng giao

VOV.VN - Nguyên nhân là do một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn đến nay vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để tiến hành các bước tiếp theo của cổ phần hóa.

Cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 30% kế hoạch Thủ tướng giao

Cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 30% kế hoạch Thủ tướng giao

VOV.VN - Nguyên nhân là do một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn đến nay vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để tiến hành các bước tiếp theo của cổ phần hóa.

Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai
Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Vừa rồi, chúng ta thất thoát rất nhiều thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu từ đất. Đây là lỗ hổng cần xử lý để không thất thoát đất đai khi chuyển sang cổ phần hoá doanh nghiệp”.

Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

Thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Vừa rồi, chúng ta thất thoát rất nhiều thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu từ đất. Đây là lỗ hổng cần xử lý để không thất thoát đất đai khi chuyển sang cổ phần hoá doanh nghiệp”.