Bổ sung quy định về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP áp dụng đối với Peru

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 - 2022.

Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019. Nghị định áp dụng cho 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đến ngày 26/6/2019 gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore.

Ngày 19/9/2021, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Cộng hòa Peru. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 để bổ sung quy định áp dụng đối với Peru.

Cụ thể, Nghị định 21/2022/NĐ-CP bổ sung các quy định về thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru.

Bổ sung các quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2022.

Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru đăng ký từ ngày 19/9/2021 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ, Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng trưởng xuất nhập khẩu “ấn tượng” sau 3 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực
Tăng trưởng xuất nhập khẩu “ấn tượng” sau 3 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực

VOV.VN - Sau 3 năm, tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việt Nam đã khai thác khá tốt hiệp định này dưới nhiều chiều cạnh, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều thách thức về chuyển đổi số, cải cách thể chế.

Tăng trưởng xuất nhập khẩu “ấn tượng” sau 3 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực

Tăng trưởng xuất nhập khẩu “ấn tượng” sau 3 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực

VOV.VN - Sau 3 năm, tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việt Nam đã khai thác khá tốt hiệp định này dưới nhiều chiều cạnh, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều thách thức về chuyển đổi số, cải cách thể chế.

CPTPP là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam
CPTPP là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam

VOV.VN - Xuất khẩu tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm, tính tới tháng 11 năm nay ước đạt 905,2 triệu USD.

CPTPP là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam

CPTPP là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam

VOV.VN - Xuất khẩu tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm, tính tới tháng 11 năm nay ước đạt 905,2 triệu USD.

Xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP mới chỉ đạt 4%
Xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP mới chỉ đạt 4%

VOV.VN - Công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, sau hai năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vẫn rất thấp, mới chỉ đạt 4%.   

Xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP mới chỉ đạt 4%

Xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP mới chỉ đạt 4%

VOV.VN - Công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, sau hai năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vẫn rất thấp, mới chỉ đạt 4%.