Bộ trưởng Tài chính: Hết 2024 sẽ dừng chính sách miễn, giảm thuế phí

VOV.VN - Nhận định tình hình doanh nghiệp (DN) vẫn gặp nhiều khó khăn, DN lớn không có tiền, DN nhỏ không có việc, tại hội nghị sơ kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu đơn vị trực thuộc tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn.

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm nay đạt 1.038,1 nghìn tỷ đồng, bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đã đạt kết quả khả quan, GDP tăng 6,42%, lạm phát 6 tháng đầu năm tăng 4,08%. Tính bình quân 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023.

“Chúng ta đã hỗ trợ doanh nghiệp và người nộp thuế theo các chính sách đã được Quốc hội, Chính phủ phê chuẩn. Theo đó, chính sách giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất lên đến 184.000 tỷ đồng trong điều kiện kinh tế và tài chính công còn khó khăn”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, giãn, giảm thuế, phí cho doanh nghiệp nên thực hiện trong năm nay để kết thúc một chu kỳ hơn 4 năm qua thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp. Mỗi năm đã giãn, giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên tới gần 200.000 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2024, dự kiến chính sách tài khoá mở rộng kết thúc và mở ra chu kỳ mới. Thời gian tới, theo Bộ trưởng Phớc, cơ quan chức năng nên thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, dừng chính sách miễn, giảm thuế phí, tăng cường năng lực cho tài chính công, tập trung tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các dự án lớn, có tác dụng lan tỏa, như đầu tư các bến cảng, sân bay.

“Tình hình doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp lớn không có tiền, doanh nghiệp nhỏ không có việc. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đóng cửa, giải thể vẫn lớn. Một trong những nguyên nhân của thực tế này do khó khăn, ách tắc chính sách”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận định.

Về lâu dài, theo Bộ trưởng, cần các giải pháp căn cơ hơn hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, doanh nghiệp phát triển, từ đó có nguồn thu cho NSNN.

Chậm giải ngân đầu tư công, số tiền nằm ở kho bạc trên 1 triệu tỷ đồng

Tư lệnh ngành Tài chính cũng nêu thực trạng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 mới đạt gần 29%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023. Chậm giải ngân vốn đầu tư công do ách tắc trong phê duyệt chủ trương đầu tư. Giải ngân vốn đầu tư công 1 đồng sẽ kéo theo vốn đầu tư xã hội 2 đồng. Vốn đầu tư công ách tắc sẽ tác động đến vốn đầu tư xã hội.

“Do chậm giải ngân vốn đầu tư công khiến số tiền nằm ở kho bạc trên 1 triệu tỷ đồng trong khi doanh nghiệp phải đi vay lãi suất cao là sự lãng phí. Thậm chí, nhiều địa phương không muốn thực hiện dự án vay vốn ODA do gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, tôi đề nghị, các đơn vị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Khi gặp khó khăn, các đơn vị trình, báo cáo lãnh đạo Bộ, tôi sẽ ký và chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính đề nghị các đơn vị trực thuộc thúc đẩy tháo gỡ khó khăn lĩnh vực bất động sản. Theo ông Phớc, nếu không khơi thông lĩnh vực bất động sản, nền kinh tế nguy cơ chậm phát triển. Theo số liệu chưa đầy đủ, tiền nợ sử dụng đất gần 100.000 tỷ đồng, gây thất thu ngân sách, không chỉ lãng phí nguồn lực xã hội mà còn tạo ra lãng phí nguồn lực doanh nghiệp. Người dân nộp tiền nhưng không được giao đất. Trong khi đó, doanh nghiệp thu tiền đất, phá sản, thậm chí đi tù. Bộ Tài chính đang đề xuất, doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính mới có quyết định giao đất.

Chủ động rà soát các chính sách, đóng góp cho tăng trưởng bền vững

Để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tài chính - NSNN đề ra cho năm 2024, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị toàn ngành Tài chính tập trung tháo gỡ về thể chế, chính sách pháp luật tài chính, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán NSNN đề ra, đảm bảo nguồn chi cho các nhiệm vụ trong dự toán, chi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Trong công tác xây dựng pháp luật, người đứng đầu ngành Tài chính đặc biệt nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị theo thẩm quyền được giao, liên tục rà soát các luật, nghị định, thông tư, với các vấn đề còn vướng mắc, bất hợp hợp lý, còn chồng chéo để sửa đổi quy định cho phù hợp, đóng góp cho sự phát triển và tăng trưởng bền vững.

“Phải tập trung gỡ vướng từ cơ sở. Các Tổng cục, đơn vị chức năng cần cử người xuống cơ sở để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, từ đó đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định cho phù hợp thực tiễn”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Đồng thời, thời gian tới, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Để phấn đấu thu đạt và vượt dự toán NSNN được giao, Bộ trưởng đề nghị toàn Ngành vào cuộc, quyết liệt thực hiện công tác thu NSNN, tăng cường quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế. Tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ nền sản xuất trong nước. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công (nhất là về đất đai, giải phóng mặt bằng, quy trình thủ tục các dự án ODA, vay ưu đãi nước ngoài...).

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường quản lý thu các giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài,...; phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng đề nghị, trong thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế kiểm tra, đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thị trường tài chính phát triển minh bạch, hiệu quả, thu hút các nguồn lực cho phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm thế nào để biết có nợ thuế thu nhập cá nhân không?
Làm thế nào để biết có nợ thuế thu nhập cá nhân không?

VOV.VN - Hiện nay, cơ quan thuế khuyến khích người nộp thuế là cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử để có thể kê khai nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên dịch vụ thuế điện tử mà không phải nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế.

Làm thế nào để biết có nợ thuế thu nhập cá nhân không?

Làm thế nào để biết có nợ thuế thu nhập cá nhân không?

VOV.VN - Hiện nay, cơ quan thuế khuyến khích người nộp thuế là cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử để có thể kê khai nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên dịch vụ thuế điện tử mà không phải nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế.

Hướng dẫn cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online
Hướng dẫn cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online

VOV.VN - Hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là quá trình người nộp thuế TNCN nhận lại một phần số tiền thuế đã nộp trong năm quyết toán từ Cơ quan thuế, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Pháp luật.

Hướng dẫn cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online

Hướng dẫn cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online

VOV.VN - Hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là quá trình người nộp thuế TNCN nhận lại một phần số tiền thuế đã nộp trong năm quyết toán từ Cơ quan thuế, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Pháp luật.

“Mức giảm trừ gia cảnh quá lạc hậu, cần sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân”
“Mức giảm trừ gia cảnh quá lạc hậu, cần sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân”

VOV.VN - “Cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu mỗi tháng là quá lạc hậu; cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến 2 năm nữa như dự kiến”.

“Mức giảm trừ gia cảnh quá lạc hậu, cần sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân”

“Mức giảm trừ gia cảnh quá lạc hậu, cần sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân”

VOV.VN - “Cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu mỗi tháng là quá lạc hậu; cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm mà không nên chờ đến 2 năm nữa như dự kiến”.