Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Toàn ngành Công Thương tiếp tục phải cải cách

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, những kết quả đạt được ở nhiều lĩnh vực đã cho thấy những chuyển biến khá rõ nét và tích cực của ngành Công Thương.

Thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, thời gian qua Bộ Công Thương đã có những động thái và chuyển biến tích cực nhằm thực hiện những lời hứa với Quốc hội và cử tri cả nước.

Những việc đã làm được, những tồn tại hạn chế cũng như quyết tâm trong việc thực thi Nghị quyết Quốc hội được thể hiện qua cuộc phỏng vấn giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương – ông Trần Tuấn Anh với phóng viên VOV.VN trước Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

PV: Thưa Bộ trưởng, để thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, đến thời điểm này Bộ Công Thương đã có những bước chuyển biến nào đáng ghi nhận?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Ngay sau Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã xây dựng Kế hoạch hành động để xác định rõ những yêu cầu nhiệm vụ, phân giao trách nhiệm cho các đơn vị và thống nhất tập trung triển khai thực hiện với 111 nhiệm vụ, tập trung vào 8 nhóm vấn đề lớn.

Sau gần 6 tháng tập trung triển khai thực hiện, một số công việc đã được hoàn thành, một số công việc khác còn cần được tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể đánh giá rằng, những kết quả đạt được ở nhiều lĩnh vực đã cho thấy những chuyển biến khá rõ nét và tích cực của ngành Công Thương.

Cụ thể là, trong lĩnh vực quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đến hết tháng 4/2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn hoạt động là 36 doanh nghiệp, giảm 46% so với cuối năm 2015.

Đặc biệt, sau khi tiến hành chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, số lượng người tham gia tiếp tục giảm xuống còn khoảng 472.000 người, giảm 44% so với cuối năm 2015.

Trong lĩnh vực bảo đảm an toàn môi trường, với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị định hướng quyết liệt đối với cơ quan quản lý môi trường của ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất nhằm chung tay rà soát, đánh giá rõ thực trạng để đề xuất các quyết định kiên quyết loại bỏ, cải tạo, cải tiến, lựa chọn đầu tư công nghệ tiên tiến nhằm xử lý dứt điểm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trong lĩnh vực vận hành, an toàn hồ đập thủy điện, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và chấp hành quy định của pháp luật về thủy điện.

Các đơn vị trực thuộc, các Sở Công Thương, chủ đập thủy điện khẩn trương, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo vận hành, xả lũ an toàn đập và vùng hạ du đập đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du đập thủy điện.

PV: Ông có thể tự đánh giá, đâu là điểm sáng nhất mình đã làm được từ khi được giao trọng trách là Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ khóa XIV?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Sau hơn 1 năm được giao nhiệm vụ là Bộ trưởng Bộ Công Thương, tôi thấy mình đã tạo được một tinh thần đổi mới, cải cách mạnh mẽ trong hoạt động của Bộ Công Thương với sự đoàn kết, thống nhất và nỗ lực, quyết tâm cao trong triển khai thực hiện những cải cách toàn ngành Công Thương.

Tuy nhiên, những gì đạt được tới thời điểm này theo cá nhân tự ghi nhận mới chỉ là hướng đi đúng và đó là những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Do đó, trong thời gian tới, việc rà soát, cải cách tổ chức bộ máy thực thi công vụ của Bộ Công Thương cần tiếp tục đảm bảo tinh gọn và hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu thực hiện tốt nhất chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Trên tinh thần đó, tập thể Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã thảo luận, đánh giá kỹ và thống nhất để cơ cấu lại tổ chức bộ máy các Đơn vị thuộc Bộ, thu gọn lại đầu mối các đơn vị thuộc Bộ từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Đơn vị để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho Bộ.

Đặc biệt, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung để rà soát, loại bỏ, điều chỉnh hoặc xây dựng mới nhiều văn bản, qui định quản lý trong lĩnh vực được giao quản lý để ban hành và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành trong thời gian tới đây.

Cụ thể là Luật Quản lý ngoại thương; Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh sản xuất lắp ráp nhập khẩu xe ô tô; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo; bán hàng đa cấp; kinh doanh thuốc lá; khai thác kinh doanh khoáng sản cũng như cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý của Bộ cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Theo tiến trình này, trong năm 2017 Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bãi bỏ 15 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 108 thủ tục trong tổng số 453 thủ tục thuộc phạm vi Bộ quản lý.

PV: Trong 6 tháng còn lại của năm 2017, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề gì trong bối cảnh còn nhiều tồn tại, khó khăn như hiện nay?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trong những tháng còn lại của năm 2017, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện những mục tiêu đã đặt ra trong định hướng cải cách chung của Bộ.

Bộ Công Thương tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn liền với cải cách hành chính; Tập trung thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp; Tập trung xử lý vấn đề về tổ chức phát triển thị trường trong nước, tăng cường trật tự thị trường, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bất chính.

Đặc biệt, trong kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm vào việc thực hiện các giải pháp để bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước, đã được Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương.

Cụ thể là, Bộ Công Thương sẽ phối hợp tốt trong điều hành vĩ mô để bảo đảm mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng cả năm không quá 4%. Tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo, để làm động lực cho phát triển chung của toàn ngành công nghiệp. Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm đạt trên 8% để đóng góp vào tăng trưởng GDP chung của cả nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang tìm mọi biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát tốt nhập khẩu, bảo đảm yêu cầu về tỷ lệ nhập siêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu không quá 3,5% để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp để khơi thông thương mại trong nước, phấn đấu chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm tăng trưởng đạt mức 2 con số.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương
Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

VOV.VN-Đa phần các dự án được xử lý theo hình thức bán đấu giá, chuyển nhượng và thoái vốn, có 1 dự án được quyết định phá sản.

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

VOV.VN-Đa phần các dự án được xử lý theo hình thức bán đấu giá, chuyển nhượng và thoái vốn, có 1 dự án được quyết định phá sản.

Cần thay đổi công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương
Cần thay đổi công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương cần thay đổi để xây dựng nền kinh tế thị trường thực chất và hiệu quả.

Cần thay đổi công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương

Cần thay đổi công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với ngành Công Thương cần thay đổi để xây dựng nền kinh tế thị trường thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương
Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương

VOV.VN - Cần tái cơ cấu ngành Công Thương mạnh mẽ hơn để tạo ra một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương

Thủ tướng chỉ đạo tái cơ cấu ngành Công thương

VOV.VN - Cần tái cơ cấu ngành Công Thương mạnh mẽ hơn để tạo ra một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.