Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM

VOV.VN - Với thành quả bước đầu của Dự án thập kỷ Vành đai 3 TP.HCM cho thấy, việc đảm bảo chính sách phù hợp với nguyện vọng người dân, sự công khai minh bạch thông tin sẽ luôn được người dân ủng hộ.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) là công tác nhạy cảm, khó khăn, phức tạp. Dự án chậm triển khai, dự án treo, thậm chí đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp cũng liên quan đến công tác bồi thường GPMB. Mới đây, tại dự án liên vùng Vành đai 3, TP.HCM là địa phương hoàn thành tốt nhất công tác GPMB khi đến ngày khởi công đã bàn giao gần 87%. Không chỉ dự án Vành đai 3, nhiều dự án giao thông treo hàng chục năm ở TP.HCM cũng được khơi thông vì nút thắt GPMB đang dần được tháo gỡ.

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Những ngày này, gia đình ông Huỳnh Văn Ân, 64 tuổi, ngụ ở ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn đang tất bật với việc xây dựng căn nhà mái thái 1 trệt 1 lầu, trị giá hơn 3 tỷ đồng. Số tiền xây nhà, ông trích một phần từ tiền hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng Vành đai 3.

Dự án đường Vành đai 3-TP.HCM đi qua chính giữa mảnh ruộng rộng 4.200m2 của gia đình ông Ân. Nhà nước thu hồi khoảng 3.300m2, hỗ trợ bồi thường cho gia đình ông 8 tỷ đồng. Ông Ân cho biết, ngoài dành tiền xây dựng một căn nhà tử tế, số tiền còn lại, gia đình dự định mua mảnh ruộng khác và đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, một phần gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi.

“Giá đền bù được Nhà nước chi trả bằng hoặc hơn giá thị trường nên người dân phấn khởi, không có ý kiến gì khác. Người dân rất tin tưởng Nhà nước, cộng với thấy giá cả bồi thường hợp lý, thỏa đáng nên ký bàn giao. Từ đây người dân có thể lấy số tiền đó mua ruộng chỗ khác để làm ăn nên rất yên tâm”, ông Ân chia sẻ.

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, không chỉ bởi giá hỗ trợ, bồi thường để GPMB sát với thị trường giúp người dân an tâm, còn nhờ phát huy tốt công tác tuyên truyền vận động, chính quyền huyện Hóc Môn đã nhận được sự đồng thuận của người dân có dự án Vành đai 3 đi qua, khi nhiều người dân đi đầu trong bàn giao mặt bằng còn tiếp tục góp sức cùng chính quyền vận động bà con chòm xóm giao mặt bằng sớm. Chính bởi vậy, đến cuối tháng 6/2023, sau khoảng 1,5 tháng triển khai, huyện Hóc Môn là địa phương đầu tiên của TP.HCM bàn giao 100% mặt bằng cho dự án, vượt tiến độ 6 tháng.

Ông Lê Bảo Thi, bà Nguyễn Thị Đáng là những người dân ở huyện Hóc Môn có dự án đường Vành đai 3 đi qua chia sẻ: “Người dân thấy đường Vành đai 3 cũng lớn nên cũng làm gương, hưởng ứng với Nhà nước, tuyên truyền để mọi người đồng tình để làm đường đi ngang cho dân, cho xã phát triển”. “Gia đình tôi nghe qua dự án và giá bồi thường hợp lỳ nên hài lòng, không phải bàn bạc, suy nghĩ nhiều. Gia đình tôi hoan nghênh ủng hộ dự án vì đây là tuyến đường mang tính chiến lược quốc gia”.

Giải phóng mặt bằng thành công từ cách làm mới

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 76 km, đi qua địa phận TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Tại TP.HCM, dự án đi qua 4 địa phương là: huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và TP.Thủ Đức. Tính đến thời điểm khởi công dự án thập kỷ Vành đai 3, TP.HCM đã bàn giao được gần 87% mặt bằng, vượt so với tiến độ dự kiến là 70%.

Ông Võ Trung Trực, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường TP.HCM, Phó trưởng Ban Chỉ huy dự án thành phần 2 cho biết, để đảm bảo công tác GPMB đạt tiến độ, các lực lượng đã hoạt động hết công suất, phối hợp với 4 địa phương có dự án đi qua, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình bồi thường hỗ trợ tái định cư. Các địa phương cũng khẩn trương thực hiện khu tái định cư mới ở vị trí thuận lợi, hoàn thiện hạ tầng giao thông.

TP.HCM cũng chủ động xin ý kiến Bộ Tài nguyên- Môi trường thực hiện quy trình thu hồi đất nông nghiệp, nhận tiền hỗ trợ, bồi thường và nhận nền tái định cư trong 90 ngày chứ không chờ hết thời hạn 180 ngày như quy định tại Điều 67, Luật đất đai 2013. Đây là cách làm mới có thể tiết kiệm 90 ngày so với kế hoạch đề ra.

Theo ông Võ Trung Trực, tại các địa phương, ngay sau khi công khai niêm yết dự thảo giá bồi thường, cán bộ cũng đã gặp gỡ, tiếp thu ý kiến của người dân bị ảnh hưởng. Sau đó, chính quyền làm việc lại với đơn vị thẩm định giá để có kiến nghị đề xuất thành phố tăng giá bồi thường cho tiệm cận giá thị trường. Các địa phương cũng tạo điều kiện ưu tiên giá nền tái định cư để đảm bảo người dân còn dư tiền xây dựng nhà cửa.

Bồi thường, GPMB là công tác rất khó khăn, phức tạp. Với thành quả bước đầu của dự án thập kỷ Vành đai 3 cho thấy, việc đảm bảo chính sách phù hợp với nguyện vọng người dân, sự công khai minh bạch thông tin sẽ luôn được người dân ủng hộ.

Nói về kết quả ban đầu của dự án Vành đai 3, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định, đường Vành đai 3 TP.HCM là con đường của ý Đảng lòng dân, là con đường kết nối và phát triển. “Thành phố đề nghị các địa phương cùng vùng dự án, các đơn vị liên quan cùng nhau phối hợp chặt chẽ để hoàn thành dự án. Thành phố cũng kính mong bà con nhân dân các tổ chức, hộ gia đình, tiếp tục đồng hành, hãy cùng là đồng tác giả của công trình trọng điểm này, đường Vành đai 3 TP.HCM”, ông Mãi nói.

Đánh giá về công tác GPMB Vành đai 3, Tiến sĩ Trần Du Lịch - người có nhiều năm gắn bó với sự phát triển của TP.HCM cho rằng, đây có thể xem là một mô hình mẫu để áp dụng trong tương lai.

“Tôi ghi nhận nỗ lực rất lớn của TP.HCM trong thời gian ngắn đã thực hiện xong công tác đền bù giải tỏa, tạo được sự đồng thuận của dân trong việc giao đất cho thực hiện dự án. Đây là thành công mà nhiều dự án trước đây không làm được. Tôi nghĩ việc triển khai Vành đai 3 trở thành một “mô hình” để thành phố nhân lên khi triển khai Vành đai 4 và các con đường cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và các công trình khác”, TS. Trần Du Lịch bày tỏ.

Không chỉ dự án thập kỷ Vành đai 3, dự án cầu Long Kiểng ở huyện Nhà Bè bị treo 22 năm cũng vừa được TP.HCM chính thức đưa vào hoạt động nhờ tháo gỡ được nút thắt về bồi thường, GPMB. Bên cạnh việc đưa ra mức giá sát với thị trường, sự vào cuộc của chính quyền, của cấp ủy các cấp, của HĐND TP.HCM, đặc biệt là vai trò của những người đứng đầu địa phương đã tạo được niềm tin của người dân. Nội dung này sẽ được đề cập trong bài 2 của loạt bài: “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi
Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi

VOV.VN - Dự án cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu, trên Quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 878 ngày 22/7/2022. Đến nay, có hơn 96% hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi

Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi

VOV.VN - Dự án cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu, trên Quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 878 ngày 22/7/2022. Đến nay, có hơn 96% hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

Người dân tiếp tục khiếu nại về tiền đền bù giải phóng mặt bằng
Người dân tiếp tục khiếu nại về tiền đền bù giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Bức xúc trước sự không minh bạch trong các khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Yên Phong. Người dân Phong Xá, xã Đông Phong đã gửi đơn lên các cấp, tuy nhiên sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Người dân tiếp tục khiếu nại về tiền đền bù giải phóng mặt bằng

Người dân tiếp tục khiếu nại về tiền đền bù giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Bức xúc trước sự không minh bạch trong các khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Yên Phong. Người dân Phong Xá, xã Đông Phong đã gửi đơn lên các cấp, tuy nhiên sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Nhiều khúc mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng KCN ở Yên Phong, Bắc Ninh
Nhiều khúc mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng KCN ở Yên Phong, Bắc Ninh

VOV.VN - Các Dự án khu công nghiệp tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn. Thế nhưng trong quá trình thực hiện các bước triển khai thu hồi đất, đã xảy ra nhiều khúc mắc khiến người dân bức xúc.

Nhiều khúc mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng KCN ở Yên Phong, Bắc Ninh

Nhiều khúc mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng KCN ở Yên Phong, Bắc Ninh

VOV.VN - Các Dự án khu công nghiệp tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn. Thế nhưng trong quá trình thực hiện các bước triển khai thu hồi đất, đã xảy ra nhiều khúc mắc khiến người dân bức xúc.

Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM
Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bình Dương cũng đã mời các DN có mỏ và đang khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm cung ứng nguồn vật liệu.

Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM

Bình Dương đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bình Dương cũng đã mời các DN có mỏ và đang khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm cung ứng nguồn vật liệu.

Hơn 65 tỷ đồng bồi thường tái định cư đường Vành đai 3 TP.HCM
Hơn 65 tỷ đồng bồi thường tái định cư đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - 100% hộ dân đồng tình với chủ trương thực hiện dự án khu tái định cư, địa phương sẽ chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân để giải phóng mặt bằng.

Hơn 65 tỷ đồng bồi thường tái định cư đường Vành đai 3 TP.HCM

Hơn 65 tỷ đồng bồi thường tái định cư đường Vành đai 3 TP.HCM

VOV.VN - 100% hộ dân đồng tình với chủ trương thực hiện dự án khu tái định cư, địa phương sẽ chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân để giải phóng mặt bằng.