Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan

VOV.VN-Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm công bố Báo cáo vĩ mô Quý I/2016, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều 12/4.

Theo nhận định của VEPR, kinh tế Quý 1 chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2012 tới nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này không bi quan. 

Quý I/2016, nền kinh tế có nhiều "mảng xám"

Báo cáo của VEPR cho thấy, lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng Quý 1 thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. GDP chỉ tăng 5,46% trong Quý 1/2016, thấp hơn mức tăng 6,12% của cùng kỳ 2015.

(Ảnh minh họa: KT)

Trong khi khu vực dịch vụ vẫn diễn biến tı́ch cực, đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng. Tăng trưởng dịch vụ ổn định ở mức 6,13% và đóng góp 2,48 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP Quý 1. Khu vực công nghiệp, trái lại, chı̉ tăng 6,72%, mức thấp nhất trong nhiều quý trở lại đây (tăng trưởng khu vực này các quý năm 2015 lần lượt đạt: 8,74%; 9,09%; 9,57%; và 9,64%). 

Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ đông tại miền Bắc.  

Lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong ba tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý. Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng Ba.

Cán cân thương mại Quý 1 tiếp tục xu hướng khả quan diễn ra từ năm 2015. Thương mại đạt thặng dư quý thứ hai liên  tiếp ở mức 0,7 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phục hồi này đạt được chủ yếu do suy giảm nhu cầu nhập khẩu. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, tăng trưởng thương mại suy giảm; động lực xuất khẩu cũng không còn mạnh mẽ dù vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Trong ba tháng đầu  năm, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 3,9% so với Quý 1/2015 và đạt 37,7 tỷ USD. Kinh tế trı̀ trệ tại các đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam đã khiến tăng trưởng xuất khẩu suy giảm hai quý liên tiếp.

Đặc biệt, TS. Thành lo lắng, trong bối cảnh nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn, xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, VEPR đánh giá, trong quý I năm nay, đầu tư ổn định, tiêu dùng chững lại; thị trường tài chính và tiền tệ thì dù đang có được sự ổn định nhất định nhưng xuất hiện tín hiệu tăng lãi suất cho vay. Điều này tăng áp lực cho nền kinh tế….

Hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để phát triển bền vững dài hạn

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cho rằng dù bức tranh chỉ số kinh tế quý I năm nay không sáng như kỳ vọng, nhưng không đến mức bi quan. Cho dù tăng trưởng không cao như kỳ vọng, nhưng nếu ta thực sự tái cơ cấu nền kinh tế thì tăng trưởng thậm chí có thể giảm nhẹ so năm trước nhưng nó là tiền đề đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, lành mạnh sau này. Điều này là sự hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn để tạo đà cho phát triển bền vững dài hạn.

Chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh thì kỳ vọng: Nhiều hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới dần có hiệu lực nhiều hơn, nó tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam, nhưng cũng có những thách thức. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ để gặt hái thành công. “Tôi tin tưởng và kỳ vọng Chính phủ mới sẽ quyết tâm vượt khó và thành công”- ông Doanh nhấn mạnh.

Trước thực tế này, VEPR khuyến nghị các chính sách kinh tế hướng tới duy trì mục tiêu ổn định vĩ mô, đặc biệt cần tránh tâm lý nôn  nóng trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới. Đặc biệt, các cơ quan hoạch định chính sách cần nhìn trước những rủi ro bùng phát lạm phát để kiểm  soát cung tiền ở mức phù hợp. Đi kèm với các giải pháp cắt giảm chi ngân sách ngắn hạn quyết đoán, Chính phủ cần có một  chiến lược tổng thể và hữu hiệu cắt giảm bộ  máy hành chính và chi thường xuyên trong cả nhiệm kỳ này…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL
Thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL

VOV.VN - Liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong Vùng.

Thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL

Thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL

VOV.VN - Liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong Vùng.

Nhiều thách thức kinh tế chờ đợi Chính phủ mới
Nhiều thách thức kinh tế chờ đợi Chính phủ mới

Nợ công đụng trần, ngân sách khó khăn, động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu... là những thách thức lớn dành cho Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Nhiều thách thức kinh tế chờ đợi Chính phủ mới

Nhiều thách thức kinh tế chờ đợi Chính phủ mới

Nợ công đụng trần, ngân sách khó khăn, động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu... là những thách thức lớn dành cho Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Việt Nam dẫn đầu 30 nền kinh tế xuất khẩu của WTO
Việt Nam dẫn đầu 30 nền kinh tế xuất khẩu của WTO

Trong số 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của WTO, Việt Nam là quốc gia duy nhất có giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng trong năm 2015.

Việt Nam dẫn đầu 30 nền kinh tế xuất khẩu của WTO

Việt Nam dẫn đầu 30 nền kinh tế xuất khẩu của WTO

Trong số 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của WTO, Việt Nam là quốc gia duy nhất có giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng trong năm 2015.

Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất
Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất

VOV.VN - Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã được thực hiện cải thiện đời sống cho người dân vùng tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất.

Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất

Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất

VOV.VN - Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã được thực hiện cải thiện đời sống cho người dân vùng tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất.

IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới
IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, sự ảnh hưởng toàn cầu từ những cú sốc kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng.

IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới

IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, sự ảnh hưởng toàn cầu từ những cú sốc kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng.