Các ngân hàng quốc tế đang rút dần khỏi Ấn Độ

Nguồn nhân lực của các ngân hàng quốc tế tại Ấn Độ đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.

Khi dịch COVID-19 ngày càng diễn biến xấu, nhiều ngân hàng quốc tế tại Ấn Độ quyết định giảm năng suất, giảm bớt áp lực cho đội ngũ nhân viên cũng như hạn chế các tác động tiềm tàng của cuộc khủng hoảng.

Những ngân hàng Anh như Barclays, Natwest và Standard Chartered, hiện sở hữu hơn 50.000 nhân viên tại Ấn Độ, đã phải tạm dừng các hoạt động không thiết yếu hoặc chuyển hướng kinh doanh sang quốc gia khác. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này vẫn tăng cường hỗ trợ các nhân viên ở nước sở tại.

“Ấn Độ hiện rất khó khăn. Chúng tôi đang chuyển giao một số hoạt động về Anh”, Jes Staley, CEO của Barclays, chia sẻ hôm 30/04. Ông cho biết ngân hàng đã yêu cầu nhân viên ở Anh nhận nhiều cuộc gọi hơn và tăng thời gian làm việc.

“Ấn Độ là quốc gia đóng vai trò quan trọng với chúng tôi. Tôi thông cảm với những gì đang diễn ra tại đây”, ông nói thêm.

Theo Financial Times, Ấn Độ hiện là trung tâm gia công và hậu cần lớn nhất thế giới. Với khoảng 4 triệu nhân viên, hệ thống ngân hàng tại Ấn Độ đảm nhận mọi việc, từ trả lời các cuộc gọi dịch vụ tới cung cấp dữ liệu nghiên cứu cho các ngân hàng và quỹ đầu cơ.

Hôm 30/4, Ấn Độ ghi nhận 386.000 trường hợp mắc mới COVID-19, 3.500 trường hợp tử vong. Tuy là con số kỷ lục, các chuyên gia tin rằng tình trạng vẫn có thể tồi tệ hơn.

Nhiều ngân hàng hàng đầu sở hữu chuỗi vận hành riêng. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp vẫn thuê dịch vụ đến từ những ông lớn công nghệ thông tin như Tata Consultancy Services (TCS) và Infosys. Các công ty tài chính ngân hàng sử dụng dịch vụ nhiều nhất, đóng góp khoảng 40% doanh thu của TCS.

Theo Financial Times, trong đợt bùng dịch đầu tiên ở Ấn Độ vào năm ngoái, một vài ngân hàng đã xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường hoạt động làm việc từ xa. Quyết định này đã giúp trấn an ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, quy mô của cuộc khủng hoảng mới làm tăng gánh nặng cho nhân viên. Không ít người phải chịu ảnh hưởng nặng nề như nhiễm bệnh hoặc có người thân mắc Covid-19.

“Nhiều trường hợp COVID-19 được phát hiện ngay trong trung tâm dịch vụ và ngân hàng của chúng tôi”, Bill Winters, CEO của Standard Chartered chia sẻ hôm 29/04.

"Các ngân hàng là dịch vụ thiết yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên mắc Covid-19 đang ảnh hưởng đến hoạt động của chúng tôi", Winters nhấn mạnh.

Theo Financial Times, nguồn dịch thường tập trung tại các thành phố lớn, có nhiều văn phòng và trung tâm dịch vụ của Ấn Độ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động nguồn lực khổng lồ để duy trì hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, hệ thống y tế ở Ấn Độ đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng. TCS đã thành lập lực lượng đặc biệt để quản lý các dịch vụ xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng cho gần nửa triệu nhân viên. Công ty cũng xây dựng các cơ sở điều trị ở 11 thành phố và đang mở rộng thêm quy mô này.

"Công ty nào cũng ghi nhận tình trạng nhân viên mắc COVID-19 nhiều hơn so với năm ngoái. Virus đang lây lan nhanh. Các doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng dẫn đầu và vượt qua nó", lãnh đạo một công ty gia công lớn chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước
Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Ấn Độ, đe dọa tới nền kinh tế nước này mặc dù chỉ cách đây vài tuần kinh tế Ấn Độ được dự báo đầy lạc quan, thuộc top tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước

Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Ấn Độ, đe dọa tới nền kinh tế nước này mặc dù chỉ cách đây vài tuần kinh tế Ấn Độ được dự báo đầy lạc quan, thuộc top tăng trưởng cao nhất thế giới.

Hà Nội có 977 dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ
Hà Nội có 977 dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ

VOV.VN - Tính đến ngày 31/3/2021, trên địa bàn TP có 2.907 dự án đầu tư ngoài ngân sách, vốn đăng ký 1,65 triệu tỷ đồng, trong đó: Đã hoàn thành 967 dự án; Đã chấm dứt hoạt động, thu hồi 182 dự án.

Hà Nội có 977 dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ

Hà Nội có 977 dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ

VOV.VN - Tính đến ngày 31/3/2021, trên địa bàn TP có 2.907 dự án đầu tư ngoài ngân sách, vốn đăng ký 1,65 triệu tỷ đồng, trong đó: Đã hoàn thành 967 dự án; Đã chấm dứt hoạt động, thu hồi 182 dự án.

Quảng Trị kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ
Quảng Trị kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có không ít dự án chậm tiến độ hoặc triển khai không đúng theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Quảng Trị kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ

Quảng Trị kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có không ít dự án chậm tiến độ hoặc triển khai không đúng theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.