Cắm biển giao thông: Vẫn còn tùy tiện và khó hiểu!

VOV.VN -Giảm thiểu tai nạn giao thông ngoài giáo dục ý thức con người, hạ tầng và tổ chức giao thông cũng là nguyên nhân không nhỏ.

Ứng dụng công nghệ là mục tiêu cũng như giải pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu những tồn tại trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Những kết quả nghiên cứu khoa học về hạ tầng giao thông của các chuyên gia đang hứa hẹn nhiều khả năng áp dụng vào thực tế thực trạng giao thông đường bộ của Việt Nam.

Thiết kế đường tiêu chuẩn chưa chắc đã tốt 

Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho biết, tai nạn giao thông ngoài những nguyên nhân trực tiếp từ con người, phương tiện thì hạ tầng giao thông cũng có tác động không nhỏ. Hiện nay, hệ thống đường cao tốc đã và đang được xây dựng nhiều, tuy nhiên các tiêu chuẩn cho đường, việc phân làn đường, tuổi thọ mặt đường chưa cao… gây tác hại không nhỏ cho việc chạy xe và chứa ẩn tiềm tàng nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Đình Thạo, Bộ môn Đường ô tô và sân bay (Đại học GTVT), công tác theo dõi, đánh giá và bảo trì đường sá đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chạy xe và an toàn chạy xe trên đường của người tham gia giao thông. Chất lượng chạy xe, an toàn chạy xe, tai nạn giao thông đều liên quan rất lớn đến chất lượng duy tu bảo dưỡng công trình đường.

“Nhiều tuyến đường xuất hiện vệt hằn lún bánh xe cao tới 30 cm, đây là nguyên nhân tác động trực tiếp đến an toàn giao thông. Mặc dù hệ thống quản lý bảo trì đường bộ đã được xây dựng nhưng việc đánh giá chất lượng và sự xuống cấp của cầu đường vẫn còn mang nặng tính vụ việc, chưa tạo thành hệ thống hoàn chỉnh, hiện đại dẫn đến chất lượng mặt đường còn chưa được như ý, thậm chí tiềm ẩn lớn đến an toàn xe chạy”, Thạc sĩ Nguyễn Đình Thạo cho biết.

Tổng cục ĐBVN đã phải thay thế hàng loạt biển báo giao thông không phù hợp. (Ảnh: Internet)
Còn theo Thạc sĩ Lê Văn Đạt, Viện Chiến lược và phát triển GTVT, những năm qua, nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ phần lớn chú ý đến ý thức của con người. Yếu tố công trình và kết cấu đường bộ chiếm tỉ trọng quá nhỏ nên không được phân tích kĩ càng. Tuy nhiên thực tế phân tích nguyên nhân cho thấy, ý thức và kết cấu hạ tầng giao thông khi kết hợp lại để gây ra tai nạn lại chiếm tới 50% các vụ tai nạn.

Do đó, Thạc sĩ Đạt nhấn mạnh vai trò của việc thiết kế tiêu chuẩn kĩ thuật. Với hệ thống tiêu chuẩn thiết kế hiện nay đã bao hàm đầy đủ, tuy nhiên cần có những giải pháp trong lựa chọn thiết kế đảm bảo tính cơ động, tỷ trọng vận tải, đấu nối…nếu thiết kế sai sẽ khiến hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến phương tiện tham gia giao thông.

“Phần lớn các tiêu chuẩn chưa có hướng dẫn về thiết kế cấp loại đường, việc lựa chọn tốc độ thiết kế quá dễ dàng chưa phản ánh được thực tế khai thác. Một số quốc gia đánh giá vận tốc khai thác để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp, trong khi tầm nhìn một chiều quy định theo tốc độ thiết kế, trong tính toán giá trị thường dưới mức trung bình của con người là một điều cứng nhắc. Trong khi dòng giao thông ở Việt Nam là hỗn hợp 1 mét với các đối tượng là không hợp lý và chiều cao tầm nhìn chưa có giá trị cụ thể”, Thạc sĩ Đạt chỉ rõ.

Đề xuất giải pháp trong tiêu chí thiết kế hạ tầng giao thông, Thạc sĩ Đạt lưu ý cần chú trọng đến yếu tố con người, với những thói quen, tập quán để xem xét thiết kế hạ tầng linh hoạt phù hợp với điều kiện từng địa phương. “Một thiết kế tiêu chuẩn chưa chắc đã tốt. Các tiêu chuẩn không thể là sự cản trở sáng tạo và kinh nghiệm của những người thiết kế chuyên nghiệp”, Thạc sĩ Đạt nói.

 Nhiều biển báo giao thông gây mất an toàn

Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay đối với người tham gia giao thông, đó là việc cắm và sử dụng biển báo hiệu giao thông. Việc định vị, cắm biển báo trên đường là hình thức tổ chức giao thông với chỉ tiêu đảm bảo an toàn giao thông. Hệ thống biển báo phải đáp ứng được mục tiêu đảm bảo cho người tham gia giao thông chủ động với các tình huống giao thông trên đường tránh thụ động gây ra tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, theo TS. Đỗ Quốc Cường (Trường Đại học GTVT), quy định cắm biển báo giao thông theo chuẩn hiện nay đang làm mỗi người hiểu một ý, gây khó áp dụng tạo ra sự tùy tiện trong việc đặt vị trí cắm biển. Việc cắm biển trên các tuyến quốc lộ, cao tốc không phù hợp với tốc độ của phương tiện đã khiến người điều khiển không kịp nắm bắt được thông tin của biển báo.

Hơn nữa hiện nay, theo xu thế hội nhập quốc tế, cần tiến hành cắm các biển báo theo một quy tắc chung với thế giới, trong khi Việt Nam cấp Giấy phép lái xe quốc tế thì tính cục bộ địa phương không hợp lý.

“Người lái xe ô tô với tốc độ 80Km/h cần nhìn thấy biển báo ở khoảng cách 75 mét trong khoảng thời gian 2,5 giây, do đó chiều cao của chữ trên biển báo phải đảm bảo cao tối thiểu 20 cm. Ngoài ra, cần có một bảng quy chuẩn về tốc độ lưu hành, khoảng cách tối thiểu cắm biển trước vị trí cần cảnh báo để người tham gia giao thông dễ dàng nắm bắt thông tin, điều khiển phương tiện tránh tai nạn đáng tiếc”, TS. Đỗ Quốc Cường cho biết.

Về phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đại diện cơ quan này cũng cho biết, hiện nay Tổng cục cũng có đề xuất điều chỉnh Quy chuẩn 41 về việc cắm biển báo giao thông, nhằm mục tiêu giúp người tham gia giao thông dễ hiểu và tuân thủ theo chỉ dẫn. Đồng thời, Tổng cục Đường bộ cũng đang tiếp tục cập nhật các quy định của Công ước viên trong Công ước Quốc tế về giao thông đường bộ thành một quy chuẩn./.

Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Đến cuối năm 2013, trên cả nước có gần 62.500 biển báo cần thay thế do không phù hợp về nội dung, hình thức theo quy chuẩn. Ngoài ra, trên các tuyến quốc lộ cần bổ sung thêm gần 18.500 biển báo.

Những con số này đủ nói lên sự bất cập về biển báo hiện nay trên các tuyến đường. Nhiều lái xe phản ánh, khoảng cách cắm biển cảnh báo tốc độ cho phép hiện nay trên nhiều quốc lộ chưa phù hợp, chưa tạo khoảng cách hợp lý để lái xe điều chỉnh tốc độ theo quy định. Tình trạng biển báo hiệu đường bộ gây bức xúc cho người đi đường, thậm chí gây mất ATGT và khiến lái xe bị phạt oan còn phổ biến ở nhiều nơi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe máy gây ra hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ
Xe máy gây ra hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ

VOV.VN - Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện giao thông hiện nay.

Xe máy gây ra hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ

Xe máy gây ra hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ

VOV.VN - Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện giao thông hiện nay.

Vì sao tai nạn giao thông ở nước ta khó giảm?
Vì sao tai nạn giao thông ở nước ta khó giảm?

VOV.VN -Nguyên nhân khiến Việt Nam bị xếp là một trong những quốc gia có nhiều tai nạn giao thông là ở các phương pháp và bộ máy quản lý.

Vì sao tai nạn giao thông ở nước ta khó giảm?

Vì sao tai nạn giao thông ở nước ta khó giảm?

VOV.VN -Nguyên nhân khiến Việt Nam bị xếp là một trong những quốc gia có nhiều tai nạn giao thông là ở các phương pháp và bộ máy quản lý.

Tai nạn giao thông làm chết 9.000 người trong năm 2014
Tai nạn giao thông làm chết 9.000 người trong năm 2014

VOV.VN - Lần đầu tiên sau nhiều năm, trong hai năm liền 2012 và 2013, số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000 người.

Tai nạn giao thông làm chết 9.000 người trong năm 2014

Tai nạn giao thông làm chết 9.000 người trong năm 2014

VOV.VN - Lần đầu tiên sau nhiều năm, trong hai năm liền 2012 và 2013, số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000 người.