Cam, quýt Bắc Kạn giới thiệu với người dân Thủ đô

VOV.VN - Chiều nay 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giới thiệu sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn tại Hà Nội 2018.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang tập trung phát triển sản xuất nông sản tập trung với quy mô lớn, sản phẩm từng bước xâm nhập vào thị trường phân phối trong và ngoài nước. Tỉnh Bắc Kạn đã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể về xúc tiến thương mại, tiêu thụ cam quýt. Hội nghị giới thiệu sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn tại Hà Nội 2018 là cơ hội sản phẩm đặc sản của Bắc Kạn được giới thiệu với người dân Hà Nội.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, góp phần khẳng định thương hiệu, tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản được tỉnh Bắc Kạn tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết sản xuất với người dân.

Cam, quýt Bắc Kạn giới thiệu với người dân Thủ đô.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đánh giá, Bắc Kạn là một trong những địa phương triển khai tích cực chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm – OCOP”.

“Bắc Kạn là tỉnh có lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, nổi bật với nhiều sản phẩm nông sản có chỉ dẫn địa lý, sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, liên kết chuỗi giữa sản xuất và tiêu thụ là hướng đi đúng đắn của tỉnh Bắc Kạn” - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm cam quýt Bắc Kạn. Diện tích cam, quýt của Bắc Kạn đạt 3.500 ha, diện tích cho thu hoạch 2.100 ha, sản lượng từ 17.000 - 20.000 tấn/năm. Cam, quýt Bắc Kạn nay đã trở thành cây trồng hàng hóa đặc sản của địa phương.

Mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn là đến năm 2020 sẽ thực hiện thâm canh, cải tạo tăng năng suất 2.300 ha cây ăn quả (gồm các loại cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ), trong đó đưa ra mục tiêu có 300 ha sản xuất theo quy trình VietGAP hướng tới sản phẩm nông sản chất lượng cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đến Bắc Kạn
Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đến Bắc Kạn

VOV.VN - Chương trình do CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp thực hiện với Bộ Tài nguyên & Môi trường tại khu Di tích lịch sử Nà Tu, Bắc Kạn.

Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đến Bắc Kạn

Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đến Bắc Kạn

VOV.VN - Chương trình do CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp thực hiện với Bộ Tài nguyên & Môi trường tại khu Di tích lịch sử Nà Tu, Bắc Kạn.

Tham gia các FTA mới: Nông sản Việt lo yếu thế trên “sân nhà“?
Tham gia các FTA mới: Nông sản Việt lo yếu thế trên “sân nhà“?

VOV.VN - Thị trường nông sản Việt sẽ có được cơ hội thuận lợi khi các FTA có hiệu lực thuế quan được nới lỏng nhưng cũng đối mặt với áp lực cạnh tranh mới.

Tham gia các FTA mới: Nông sản Việt lo yếu thế trên “sân nhà“?

Tham gia các FTA mới: Nông sản Việt lo yếu thế trên “sân nhà“?

VOV.VN - Thị trường nông sản Việt sẽ có được cơ hội thuận lợi khi các FTA có hiệu lực thuế quan được nới lỏng nhưng cũng đối mặt với áp lực cạnh tranh mới.

Quýt Bắc Kạn giá “bèo”, nông dân gặp khó
Quýt Bắc Kạn giá “bèo”, nông dân gặp khó

VOV.VN - Từ là cây xóa đói giảm nghèo, nhưng vài năm gần đây người trồng quýt tại Bắc Kạn lại lo lắng vì gặp nhiều khó khăn ở đầu ra, giá rẻ...

Quýt Bắc Kạn giá “bèo”, nông dân gặp khó

Quýt Bắc Kạn giá “bèo”, nông dân gặp khó

VOV.VN - Từ là cây xóa đói giảm nghèo, nhưng vài năm gần đây người trồng quýt tại Bắc Kạn lại lo lắng vì gặp nhiều khó khăn ở đầu ra, giá rẻ...

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào EU: Khó mà dễ!
Xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào EU: Khó mà dễ!

VOV.VN - EU đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn về hàng hóa nhưng nếu nắm được hệ thống quản lý của EU thì hàng hoá Việt Nam có thể xuất đi toàn thế giới.

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào EU: Khó mà dễ!

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào EU: Khó mà dễ!

VOV.VN - EU đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn về hàng hóa nhưng nếu nắm được hệ thống quản lý của EU thì hàng hoá Việt Nam có thể xuất đi toàn thế giới.