Cấm xe khách giường nằm chạy đường đèo dốc: Nên hay không?

VOV.VN - Doanh nghiệp và cả hành khách đang mong chờ vào những giải pháp hợp tình, hợp lý hơn thay vì lệnh cấm.

Tại TP HCM hiện có 75 doanh nghiệp đầu tư loại hình xe khách giường nằm với hơn 1.000 xe, chiếm 1/4 tổng số xe giường nằm trên cả nước. Trước chủ trương của Bộ GTVT cấm xe khách giường nằm hoạt động ở những tuyến đường có đèo dốc nguy hiểm, nhiều người dân nuối tiếc còn doanh nghiệp vận tải thì lo lắng.

Kể từ khi chiếc xe giường nằm đầu tiên của cả nước đưa vào sử dụng năm 2006, đến nay, cả nước đã có khoảng 4.500 chiếc xe khách giường nằm hoạt động, được đa số hành khách chọn sử dụng khi có nhu cầu đi xa. Xe khách giường nằm với ưu điểm sạch sẽ, tiện nghi, đã nhanh chóng  thay thế nhiều dòng xe khách ghế ngồi đời cũ.


Xe khách giường nằm hiện nay được đa số hành khách lựa chọn. (Ảnh: KT)

Dưới đây là ý kiến của một số hành khách:

-“Giờ xe giường nằm giờ phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu đông đảo của hành khách. Chỉ có xe chạy ẩu mới té lật, chứ chạy đàng hoàng như trước giờ có bị gì đâu?”.

- “Nguy hiểm hay không là do người lái chứ không phải do nằm hay ngồi”.

- “Không nến cấm ngay, cần tham khảo ý kiến người dân mới đưa ra quyết định”.

- “Tại sao lại cấm? Lỗi là do chúng ta, tại chúng ta kỹ thuật không tốt, lái không tốt. Lỗi chỗ nào sửa chỗ đấy sao lại cấm”.

Trên đây mới chỉ là 4 trong nhiều ý kiến một số hành khách khi được hỏi về việc chủ trương cấm xe khách giường nằm trên đường đèo dốc. Còn doanh nghiệp vận tải cũng đang lo lắng trước đề xuất cấm xe giường nằm hoạt động trên các tuyến đường có đèo dốc quanh co.

Anh Nguyễn Thành Do, đại diện một doanh nghiệp vận tải ở đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM cho rằng, các vụ tai nạn giao thông thảm khốc liên quan đến xe khách giường nằm, chủ yếu do tài xế thiếu cẩn thận, mất phanh, vượt ẩu rồi không làm chủ tốc độ gây ra, chứ không phải do xe tự lật. Nên xem xét việc cấm hoạt động xe khách giường nằm sao cho hợp tình hợp lý vì nếu cấm ngay, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ đi đến phá sản.

“Tài xế khi ngồi trên xe, cầm vô lăng phải tỉnh táo, biết xử lý nhanh tất cả các tình huống có thể xảy ra. Lái xe phóng nhanh vượt ẩu, tình trạng mất ngủ, buồn ngủ do dùng các chất kích thích chắc chắn tai nạn sẽ xảy ra”, anh Do chỉ rõ.

Nếu lệnh cấm có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe giường nằm ở những tuyến đường có đèo, dốc đều phải bỏ nghề. Chỉ tính riêng vận tải khách liên tỉnh bằng đường bộ khu vực phía Nam, trừ các tuyến về ĐBSCL và các tuyến ngắn là không có đèo dốc, còn lại các tuyến ra miền Trung, Tây Nguyên đều buộc phải chạy trên nhiều đoạn đường đèo.

Chẳng hạn, từ TP HCM đi Đà Lạt ít nhất cũng đã phải chạy qua 2 cung đường đèo dài hơn chục Km với nhiều khúc cua tay áo, dốc ngược là đèo Bảo Lộc và đèo Frenn. Còn ra khu vực Trung Trung bộ, xe phải qua đèo Cả, đèo Cù Mông…Trong khi đó, các nhà xe đã đầu tư cho một xe giường nằm từ 3 – 5 tỷ đồng, một số vốn không nhỏ.

Chị Lê Thị Thuý, chủ một hãng xe giường nằm ở Phú Yên chuyên chạy tuyến Phú Yên – TP HCM lo lắng cho biết, từ Phú Yên, Quảng Ngãi, Quy Nhơn vào Sài Gòn trước nay hành khách đều đi xe giường nằm. Nhiều gia đình vay tiền mua xe giường nằm để làm ăn, giờ cấm họ, họ bán lỗ thì lấy gì họ sinh sống?

Vẫn biết rằng, việc cấm xe khách giường nằm chạy trên một số tuyến đường đèo núi có độ dốc nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng cần phải tính đến lợi ích, hoạt động của doanh nghiệp vận tải để có lộ trình phù hợp.

Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP HCM cho rằng, nếu buộc phải cấm thì bước đầu chỉ nên cấm ở những đoạn đường nguy hiểm nhất, sau đó đến ít nguy hiểm hơn hoặc cấm các xe hoán cải từ xe ghế ngồi sang giường nằm, cấm chạy vào ban đêm, hạn chế tốc độ… Bên cạnh đó, cần cải tạo các đoạn đường nguy hiểm, tăng thiết bị biển báo, rào chắn bảo vệ.

“Cơ quan quản lý cần lưu tâm đến những hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ lẻ. Chúng ta không có chính sách, chủ trương gì hỗ trợ cho họ thì họ sẽ phá sản ngay tức khắc. Trước nhất Bộ GTVT nên ban hành quy định tạm thời phát triển loại hình xe giường nằm 2 tầng. Tổ chức hội thảo khoa học để nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông do loại xe này do nguyên nhân gì rồi mới đề ra những biện pháp cấm hay hạn chế”, ông Tính kiến nghị.

Còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc cấm hoạt động xe khách giường nằm trên những tuyến đường đèo, dốc. Doanh nghiệp và cả hành khách mong chờ vào những giải pháp hợp tình, hợp lý hơn thay vì cấm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rà soát toàn bộ xe khách giường nằm trước 30/9
Rà soát toàn bộ xe khách giường nằm trước 30/9

Theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ, các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn các tuyến xe chở khách giường nằm 2 tầng

Rà soát toàn bộ xe khách giường nằm trước 30/9

Rà soát toàn bộ xe khách giường nằm trước 30/9

Theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ, các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn các tuyến xe chở khách giường nằm 2 tầng

Doanh nghiệp lo phá sản nếu bị cấm chạy xe giường nằm
Doanh nghiệp lo phá sản nếu bị cấm chạy xe giường nằm

Viện dẫn tỷ lệ tai nạn thấp, tiêu chuẩn an toàn đảm bảo... nhiều doanh nghiệp cho rằng nên đặt ra điều kiện cho xe giường nằm, thay vì cấm hẳn.

Doanh nghiệp lo phá sản nếu bị cấm chạy xe giường nằm

Doanh nghiệp lo phá sản nếu bị cấm chạy xe giường nằm

Viện dẫn tỷ lệ tai nạn thấp, tiêu chuẩn an toàn đảm bảo... nhiều doanh nghiệp cho rằng nên đặt ra điều kiện cho xe giường nằm, thay vì cấm hẳn.

Xe giường nằm không được chạy đường miền núi quanh co
Xe giường nằm không được chạy đường miền núi quanh co

Lý do là vì đặc thù loại hình xe này có thể dễ đổ, gây tai nạn trong điều kiện đường đèo dốc.

Xe giường nằm không được chạy đường miền núi quanh co

Xe giường nằm không được chạy đường miền núi quanh co

Lý do là vì đặc thù loại hình xe này có thể dễ đổ, gây tai nạn trong điều kiện đường đèo dốc.

Cấm xe giường nằm đi tuyến đèo dốc: Nhà xe đau đầu, khách tiếc nuối
Cấm xe giường nằm đi tuyến đèo dốc: Nhà xe đau đầu, khách tiếc nuối

Nhiều chủ DN có xe giường nằm hoạt động ở các tỉnh miền núi lo ngại chủ trương không cho xe giường nằm chạy đường đèo dốc quanh co sẽ thực hiện thế nào.

Cấm xe giường nằm đi tuyến đèo dốc: Nhà xe đau đầu, khách tiếc nuối

Cấm xe giường nằm đi tuyến đèo dốc: Nhà xe đau đầu, khách tiếc nuối

Nhiều chủ DN có xe giường nằm hoạt động ở các tỉnh miền núi lo ngại chủ trương không cho xe giường nằm chạy đường đèo dốc quanh co sẽ thực hiện thế nào.

Xe giường nằm dễ gây thương tích cho khách
Xe giường nằm dễ gây thương tích cho khách

Có ý kiến nên xem xét sớm bỏ loại hình xe này vì với thiết kế hiện tại rất dễ gây thương tích cho hành khách.

Xe giường nằm dễ gây thương tích cho khách

Xe giường nằm dễ gây thương tích cho khách

Có ý kiến nên xem xét sớm bỏ loại hình xe này vì với thiết kế hiện tại rất dễ gây thương tích cho hành khách.

Xe khách giường nằm có bị “xử” oan?
Xe khách giường nằm có bị “xử” oan?

VOV.VN - Hạ tầng giao thông, phương tiện, con người và công tác quản lý còn chưa tốt thì tai nạn vẫn có thể xảy ra không chỉ với xe giường nằm.

Xe khách giường nằm có bị “xử” oan?

Xe khách giường nằm có bị “xử” oan?

VOV.VN - Hạ tầng giao thông, phương tiện, con người và công tác quản lý còn chưa tốt thì tai nạn vẫn có thể xảy ra không chỉ với xe giường nằm.

Xe khách giường nằm phải có qui chuẩn mới
Xe khách giường nằm phải có qui chuẩn mới

VOV.VN - Cục Đăng kiểm sẽ nghiên cứu thông số tiêu chuẩn, nâng cao chỉ số an toàn từng loại xe phù hợp với từng cung đường cụ thể.

Xe khách giường nằm phải có qui chuẩn mới

Xe khách giường nằm phải có qui chuẩn mới

VOV.VN - Cục Đăng kiểm sẽ nghiên cứu thông số tiêu chuẩn, nâng cao chỉ số an toàn từng loại xe phù hợp với từng cung đường cụ thể.