Cần giải quyết những bất cập nền tảng ảnh hưởng tăng trưởng thương mại điện tử

VOV.VN - Theo chuyên gia, đến 2025, thương mại điện tử chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả nước. Đó là những mục tiêu đặt cho doanh nghiệp một vị trí, trọng trách lớn để thực hiện chuyển đổi số, thực hiện kinh tế số.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, mua sắm trực tiếp giảm hẳn so với giai đoạn chưa có dịch. Nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng đã nắm bắt xu thế này - nhanh chóng chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Đáng lo ngại, nhiều cá nhân, doanh nghiệp lại đang coi kinh doanh online hay thương mại điện tử chỉ là phương án nhất thời, giải quyết những bất cập mới nảy sinh trong mùa dịch. Làm thế nào để tận dụng tối đa hình thức giao thương này? Điều này khó khăn, thuận lợi thế nào trong bối cảnh thương mại điện tử còn những bất cập mang tính nền tảng?

Công ty Cổ phần toàn cầu Eviet Global có trụ sở tại Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là doanh nghiệp siêu nhỏ, thành lập từ đầu năm 2020, chuyên hoạt động lĩnh vực thương mại điện tử.

Ông Trần Minh Tú – đại diện Công ty cho biết, nhận diện giao thương trực tuyến có tiềm năng lớn, đồng nghĩa có đối thủ nhiều, công ty đã chọn phân khúc nhỏ, với dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ để tập trung phát triển, nhưng thách thức ngày càng hiện diện.

"Chúng tôi mới tham gia khoảng hơn 1 năm, khó khăn nhiều vì mình muốn xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường như Mỹ thì cần biết họ thích gì, xu hướng thế nào chứ không phải mình có gì mình bán đấy. Thậm chí cần hiểu, họ thích cái đấy thì mình về mình order ở Việt Nam có những sản phẩm như thế này nhưng cần đáp ứng thị trường bên kia như thế nào, thay đổi mẫu mã, kích thước, thì mình mới được.

Thứ 2, khâu xuất khẩu sang bên kia, thời gian như thế nào là đảm bảo, làm thế nào để tối ưu việc đưa hàng từ Việt Nam sang nước ngoài, đến tay người tiêu dùng với thời gian, chi phí tối ưu vì nếu mình lâu họ sẽ không mua hàng của mình nữa. Đây là những khâu quan trọng" - ông Tú chỉ rõ.

Cũng theo ông Tú, nếu nói về số lượng người làm thương mại điện tử thì rất là nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn thị trường thì vô cùng rộng lớn, bao giờ cũng có đất cho những người có lối đi riêng mà không có nhiều cạnh tranh với những đối thủ khác. Thực ra cơ hội luôn nhiều hơn thách thức dù thách thức không nhỏ, nếu chúng ta biết cách và học cách, chúng ta sẽ làm được.

Chia sẻ của ông Trần Minh Tú là thực tiễn góp phần khẳng định, giao thương trên các nền tảng mạng xã hội như hiện tại không thể góp phần phát triển ngành thương mại điện tử theo hướng bền vững như kỳ vọng.

Đáng mừng, doanh nhân trẻ này cũng đã sớm nhận diện được là cần có những chiến lược bài bản hơn mới tận dụng được lợi thế từ nền tảng thương mại điện tử, đó không chỉ là nguồn nhân lực hiểu biết thực sự về hoạt động kinh doanh này, không chỉ là hiểu biết về mặt pháp lý khi giao thương trên môi trưởng ảo, giao thương online đa quốc gia, đó còn là nhiều vấn đề kỹ thuật khác như vận chuyển (logistics) sau ký kết hợp đồng online, là tiếp nhận và xử lý các tranh chấp giao thương “ảo”…

Tất cả những điều này đều cần doanh nhân, doanh nghiệp nỗ lực tìm hiểu hoặc đào tạo bài bản, khó có thể thành công khi tự phát.

Nhận diện thực tiễn này cùng tiềm năng của hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương – Cơ quan quản lý hoạt động Thương mại điện tử và kinh tế số đã và đang có nhiều chương trình hành động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương nêu cụ thể, chủ trương định hướng chung của Chính phủ trong đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 và trong khuôn khổ cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, từng năm sẽ có những lộ trình, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu.

Công tác đào tạo để nâng cao nhận thức và năng lực quản lý của các doanh nghiệp là một trong những điểm mấu chốt, bởi chỉ có sự thay đổi tư duy quản trị của chủ doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử. Không phủ nhận thời kỳ các hộ gia đình, cá thể có thể mở gian hàng-bán hàng trên mạng xã hội và tăng trưởng được – đấy là lộ trình phát triển tất yếu. Nhưng đến giai đoạn cần phát triển hơn nữa, cần mở rộng khách hàng, doanh nghiệp cần đến những hệ thống phân phối trực tuyến lớn, đó là các sàn thương mại điện tử, để có thể làm 1 cách chuyên nghiệp, bài bản.

Thông tin từ đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, thời gian qua, cơ quan chức năng đã có những nghiên cứu, tính toán bài bản với chủ trương “mở lối” cho các hình thức giao thương trực tuyến thâm nhập vào đời sống kinh tế-xã hội, giúp mọi người dân tiếp cận nhanh hơn với các thức giao thương này.

Và bây giờ, khi đa số người dân có những hiểu biết căn bản về giao thương trực tuyến, cùng những bất cập mới nảy sinh, công tác này sẽ dần được siết chặt. Một trong những giải pháp được coi trọng là cung cấp kiến thức nền tảng trên diện rộng và đào tạo chuyên sâu, để hoạt động này ngày càng khoa học hơn, nhiều đóng góp tích cực hơn nữa cho tăng trưởng.

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đây cũng là chủ trương ở tầm vĩ mô.

Ông dẫn chứng từ Quyết định 645 của Chính phủ, Phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025”: "Quyết định 645 khẳng định thương mại điện tử là để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt để triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Nhà nước đóng vai trò quản lý xây dựng hạ tầng, tạo môi trường. Mục tiêu 2025 có 55 % dân số mua sắm trực tuyến, trung bình 600 USD/người/năm, doanh số thương mại điện tử tăng 25% năm.

Đến 2025, thương mại điện tử chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả nước. Đó là những mục tiêu đặt cho doanh nghiệp một vị trí, trọng trách lớn để thực hiện chuyển đổi số, thực hiện kinh tế số.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy đa số các doanh nghiệp hiện nay còn chưa bắt kịp giai đoạn công nghiệp lần thứ ba. Vậy chúng ta sẽ chuyển đổi như thế nào. Rồi rất nhiều khoảng khoảng trống, kể cả về thể chế, chính sách cho đến năng lực, năng lực của doanh nghiệp. Rất nhiều vấn đề đặt ra!".

Thực tế, không chỉ đến Quyết định 645 Thương mại điện tử mới được coi như “lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số”, tuy nhiên,  kể từ sau quyết định này, nhiều bất cập mang tính chất nền tảng được đề cập-chỉ rõ hơn, cho thấy hoạt động này chưa hiệu quả tương xứng với tiềm năng.

Một chiến lược bài bản từ tầm doanh nghiệp cho đến cấp quốc gia và kiên trì-linh động triển khai thực hiện cho phù hợp với tình hình là yêu cầu đặt ra, cần sự nỗ lực từ mỗi doanh nhân, cho đến cấp cơ quan quản lý. Điều này chắc chắn sẽ giúp hoạt động thương mại điện tử hiệu quả thiết thực hơn, tiến gần hơn tới mục tiêu-kỳ vọng Chính phủ đặt ra cho nền kinh tế số Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu thụ hành tím Sóc Trăng thời Covid -19 trên sàn thương mại điện tử
Tiêu thụ hành tím Sóc Trăng thời Covid -19 trên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, thông qua chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Voso.vn (Vỏ sò), đã có khoảng 10.000 đơn hàng với khối lượng gần 30 tấn hành tím Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Tiêu thụ hành tím Sóc Trăng thời Covid -19 trên sàn thương mại điện tử

Tiêu thụ hành tím Sóc Trăng thời Covid -19 trên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, thông qua chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Voso.vn (Vỏ sò), đã có khoảng 10.000 đơn hàng với khối lượng gần 30 tấn hành tím Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Trái vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử
Trái vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Kể từ 0h00 ngày 14/5/2021, vải thiều Thanh Hà đã được mở bán trong “Gian hàng tỉnh Hải Dương” trên các nền tảng thương mại điện tử với giá ưu đãi cùng chính sách hỗ trợ giao hàng hấp dẫn.

Trái vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử

Trái vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Kể từ 0h00 ngày 14/5/2021, vải thiều Thanh Hà đã được mở bán trong “Gian hàng tỉnh Hải Dương” trên các nền tảng thương mại điện tử với giá ưu đãi cùng chính sách hỗ trợ giao hàng hấp dẫn.

Ứng phó với Covid-19, Hà Nội đẩy mạnh cung ứng hàng hóa qua kênh thương mại điện tử
Ứng phó với Covid-19, Hà Nội đẩy mạnh cung ứng hàng hóa qua kênh thương mại điện tử

VOV.VN - TP Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng qua kênh thương mại điện tử nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu và nhân lực kịp thời ứng phó dịch Covid-19.

Ứng phó với Covid-19, Hà Nội đẩy mạnh cung ứng hàng hóa qua kênh thương mại điện tử

Ứng phó với Covid-19, Hà Nội đẩy mạnh cung ứng hàng hóa qua kênh thương mại điện tử

VOV.VN - TP Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng qua kênh thương mại điện tử nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu và nhân lực kịp thời ứng phó dịch Covid-19.

Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản thời Covid-19
Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản thời Covid-19

VOV.VN - Thanh toán mã QR code, áp dụng công nghệ Blockchain… là cách các sàn thương mại điện tử sử dụng để tiêu thụ nông sản Việt khi tình hình dịch Covid-19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản thời Covid-19

Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản thời Covid-19

VOV.VN - Thanh toán mã QR code, áp dụng công nghệ Blockchain… là cách các sàn thương mại điện tử sử dụng để tiêu thụ nông sản Việt khi tình hình dịch Covid-19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.