Cần làm rõ tại sao doanh nghiệp xăng dầu nói càng nhập, càng bán thì càng lỗ

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh cần làm rõ tại sao doanh nghiệp xăng dầu nói rằng càng nhập, càng bán thì càng lỗ. Chúng ta xác định mối quan hệ này thế nào để thực hiện thật sự hài hòa, đặc biệt là liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.

Chiều nay (11/11), thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Giá (sửa đổi), liên quan đến vấn đề bình ổn giá và đặc biệt là bình ổn giá đối với mặt hàng xăng, dầu đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, việc bình ổn giá là can thiệp vào hoạt động của thị trường, tuy nhiên chỉ ở một vài thời điểm nhất định và trong một vài trường hợp nhất định mới thực hiện quyền năng này.

Đặc biệt là đối với mặt hàng xăng, dầu, những gì đang diễn ra cho thấy cần phải có những sự điều chỉnh thật sự phù hợp trong việc bình ổn giá, xác định mục tiêu để cho thị trường được ổn định, nhưng cũng cần phải bảo đảm lợi ích, quyền của doanh nghiệp.

“Trong trường hợp đối với xăng, dầu, tại sao doanh nghiệp nói rằng càng nhập, càng bán thì càng lỗ? Chúng ta xác định mối quan hệ này thế nào để thực hiện thật sự hài hòa, đặc biệt là liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu, cá nhân tôi không đồng tình với việc tiếp tục duy trì quỹ này.

Quỹ bình ổn giá này không phải là một biện pháp bình ổn giá nhưng chúng ta nói rất dài trong báo cáo giải trình, tiếp thu, đặc biệt là báo cáo giải trình của cơ quan soạn thảo liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng, dầu, nhắc đi nhắc lại chúng ta phải giữ. Tôi cho rằng về mặt kỹ thuật, chúng ta phải tính toán nội dung này.

Liên quan đến quỹ này, báo cáo giải trình có nêu một ý mà tôi cho rằng phải làm rõ thêm, đó là sử dụng từ "Quỹ bình ổn giá xăng, dầu là bước đệm để chúng ta quản lý, sử dụng giá xăng, dầu". Tôi không hiểu bước đệm này là bước đệm gì? Chúng ta còn rất nhiều công cụ khác để điều chỉnh, không nhất thiết chúng ta phải để một quỹ đang còn rất nhiều vấn đề phải tranh luận, nhiều vấn đề phải tiếp tục làm rõ”.

Đại biểu Vũ Tuấn Anh (đoàn Phú Thọ) cho rằng, quỹ bình ổn giá đã giúp cho giá cả hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ bình ổn giá trong thời gian qua cho thấy việc vận hành còn có những hạn chế.

Theo đại biểu Vũ Tuấn Anh, chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu, không lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng khác. Ngoài ra, cần công khai minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá, kèm theo đó là kiểm soát nguồn cung cầu. 

Trong thực tiễn thời gian qua, chúng ta đã hình thành Quỹ bình ổn giá xăng dầu và cho thấy, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã góp phần làm giảm sốc về giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao hoặc là giảm quá mạnh. Việc sử dụng quỹ bình ổn giá đã hạn chế tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống của Nhân dân.

Xét về bản chất, giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện trích quỹ bình ổn giá vẫn vận hành theo cơ chế thị trường, tăng hay giảm vẫn phụ thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá sẽ tác động làm giá cả tăng chậm hơn hoặc giảm chậm hơn. Do đó, nếu sử dụng được biện pháp bình ổn giá khác như thông qua điều hòa, kiểm soát cung cầu quy định tại Khoản 3, Điều 20 của dự thảo luật thì không cần thiết phải sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá. 

Trong điều kiện hiện nay thì việc bình ổn giá xăng dầu thông qua điều hòa, kiểm soát cung cầu còn khó khăn. Vì vậy, trước mắt, đại biểu Vũ Tuấn Anh thống nhất giữ Quỹ bình ổn giá như dự án Luật, song cần quy định rõ là chỉ lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, còn không lập quỹ bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ khác. Đồng thời cần có quy định cụ thể về việc công khai, minh bạch việc trích và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo được thực thi.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về quỹ bình ổn giá xăng, dầu, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của Bộ Công Thương và các bộ, ngành cho thấy cần giữ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Bởi giá xăng, dầu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô. Vì vậy, giữ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu sẽ giúp giảm sốc từ từ.

Hiện nay nhà nước chỉ quản lý hay nói cách khác, công cụ để điều chỉnh giá xăng, dầu gồm các gói thuế; thứ hai là chi phí định mức, thứ ba là nguồn cung, thứ tư là thông qua cấp phép để xây dựng bộ máy, thứ năm là Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Càng nhiều công cụ để đảm bảo điều chỉnh và giảm sốc giá xăng, dầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân là một điều rất cần thiết.

“Người ta nói nếu kinh tế thị trường không có 'bàn tay' của nhà nước thì giống như 'vỗ tay bằng một bàn tay'”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bỏ Quỹ Bình ổn, giá xăng dầu sẽ không còn lên nhanh, xuống chậm
Bỏ Quỹ Bình ổn, giá xăng dầu sẽ không còn lên nhanh, xuống chậm

VOV.VN - Tại dự thảo Luật Giá, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá vì không còn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, điều tiết giá hiện nay.

Bỏ Quỹ Bình ổn, giá xăng dầu sẽ không còn lên nhanh, xuống chậm

Bỏ Quỹ Bình ổn, giá xăng dầu sẽ không còn lên nhanh, xuống chậm

VOV.VN - Tại dự thảo Luật Giá, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá vì không còn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, điều tiết giá hiện nay.

Giá xăng dầu thất thường, quỹ bình ổn "hết phép": Đến lúc bỏ?
Giá xăng dầu thất thường, quỹ bình ổn "hết phép": Đến lúc bỏ?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia đánh giá vai trò của quỹ Bình ổn giá (BOG) ngày càng mờ nhạt, không thể hiện được vai trò, khiến thị trường xăng dầu vận hành kém minh bạch…

Giá xăng dầu thất thường, quỹ bình ổn "hết phép": Đến lúc bỏ?

Giá xăng dầu thất thường, quỹ bình ổn "hết phép": Đến lúc bỏ?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia đánh giá vai trò của quỹ Bình ổn giá (BOG) ngày càng mờ nhạt, không thể hiện được vai trò, khiến thị trường xăng dầu vận hành kém minh bạch…

Hạn chế mức tăng giá xăng dầu, linh hoạt sử dụng Quỹ Bình ổn giá
Hạn chế mức tăng giá xăng dầu, linh hoạt sử dụng Quỹ Bình ổn giá

VOV.VN - Xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho quý 3 và cuối năm 2022, sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Hạn chế mức tăng giá xăng dầu, linh hoạt sử dụng Quỹ Bình ổn giá

Hạn chế mức tăng giá xăng dầu, linh hoạt sử dụng Quỹ Bình ổn giá

VOV.VN - Xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho quý 3 và cuối năm 2022, sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Việt Nam có nên tăng nhập khẩu xăng dầu để bình ổn giá?
Việt Nam có nên tăng nhập khẩu xăng dầu để bình ổn giá?

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu có các nguồn nhập khẩu xăng dầu với mức giá phù hợp thì không có lý do gì lại không thực hiện trong khi giá xăng trong nước đang ở đỉnh.

Việt Nam có nên tăng nhập khẩu xăng dầu để bình ổn giá?

Việt Nam có nên tăng nhập khẩu xăng dầu để bình ổn giá?

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu có các nguồn nhập khẩu xăng dầu với mức giá phù hợp thì không có lý do gì lại không thực hiện trong khi giá xăng trong nước đang ở đỉnh.