Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

VOV.VN - Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất công nghiệp gắn với việc thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Những thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Cần Thơ mở rộng do Thành ủy Cần Thơ tổ chức nhằm tổng kết công tác năm 2024, triển khai Nghị quyết nhiệm vụ năm 2025, diễn ra chiều 5/12.

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ ước tăng 7,12% so với cùng kỳ; quy mô nền kinh tế đạt trên 133.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 105 triệu đồng. Thành phố triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất công nghiệp gắn với việc thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ chưa đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy có phát triển nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng so với cùng kỳ.

Ông Phạm Văn Hiểu, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ cho biết, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố có chuyển biến tích cực nhưng chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra; nhiều công trình, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, còn gặp khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, còn phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thời gian thực hiện, một số dự án hết thời gian triển khai theo Hiệp định vay, cần bổ sung nguồn vốn từ ngân sách để tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án.

Ông Phạm Văn Hiểu cho biết, Thành ủy Cần Thơ xác định, năm 2025 “Quyết tâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thành phố; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025”. Trong đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển thành phố.

“Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển thành phố. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Tập trung phát triển các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chủ động phối hợp xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Phạm Văn Hiểu cho hay.

Tại Hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ Lê Tấn Thủ cho biết, với chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Thành ủy Cần Thơ về sáp nhập, đảm bảo trước thời điểm chung của cả nước, Ban Tổ chức Thành ủy đã phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện và bước đầu dự kiến như sau.

Đối với cấp thành phố sẽ sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy; Sở Kế hoạch Đầu tư sáp nhập với Sở Tài Chính; sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng; Sở TT&TT sáp nhập với Sở Khoa học Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt khoa học công nghệ, chuyển một số nhiệm vụ khác về các cơ quan đơn vị có liên quan.

Sáp nhập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và tài nguyên, chuyển một số nhiệm vụ khác về các cơ quan đơn vị liên quan. Kết thúc hoạt động của Sở LĐTB&XH, chuyển nhiệm vụ về các sở, cơ quan đơn vị có liên quan. Kết thúc hoạt động của 13 đảng đoàn, ban cán sự đảng, các đảng ủy khối trực thuộc Thành ủy.

“Thực hiện theo định hướng của Trung ương, trước mắt, dự kiến của thành phố sẽ giảm ít nhất 19 tổ chức, cơ quan, đơn vị gồm 1 cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc của Thành ủy, 5 sở, 3 cán sự đảng, 8 đảng đoàn, 2 đảng ủy trực thuộc Thành ủy. Như chủ trương ở trên, sẽ tiếp tục phối hợp và nghiên cứu, với các đơn vị sáp nhập hoặc không sáp nhập cũng phải cơ cấu lại các tổ chức bên trong, việc cơ cấu tổ chức bên trong trong thời gian qua với sự chỉ đạo của Ban Thường vụ, hàng năm chúng ta có thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì vẫn chưa đạt”, ông Lê Tấn Thủ cho hay.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ đánh giá cao những kết quả của thành phố đạt được trong năm 2024, đồng thời nêu những hạn chế về công tác xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển của thành phố; vấn đề giải ngân vốn đầu tư công.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 15, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đồng thời, tập trung thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cùng với đó là đề ra các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

“Tập trung đẩy mạnh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố. Qua đánh giá chung đó thì kết quả thực hiện đã cơ bản đảm bảo. Trong năm vừa qua, chúng ta đã tập trung vào công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc sơ kết, tổng kết các chỉ đạo của Trung ương”.

Năm 2025, Cần Thơ tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời tập trung phát triển kinh tế (GRDP) đạt từ 9,5% trở lên và thu nhập bình quân đầu người đạt từ 120 triệu đồng trở lên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính sách hỗ trợ dàn trải, doanh nghiệp khó tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA
Chính sách hỗ trợ dàn trải, doanh nghiệp khó tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA

VOV.VN - Khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA của các doanh nghiệp vẫn còn tương đối hạn chế, cho thấy việc tiếp cận các kênh hỗ trợ doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, nên cần hướng tới chương trình hỗ trợ riêng có trọng tâm, trọng điểm.

Chính sách hỗ trợ dàn trải, doanh nghiệp khó tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA

Chính sách hỗ trợ dàn trải, doanh nghiệp khó tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA

VOV.VN - Khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA của các doanh nghiệp vẫn còn tương đối hạn chế, cho thấy việc tiếp cận các kênh hỗ trợ doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, nên cần hướng tới chương trình hỗ trợ riêng có trọng tâm, trọng điểm.

Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận
Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận

VOV.VN - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Thuận vừa báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 977, ngày 1/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030.

Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận

Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận

VOV.VN - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Thuận vừa báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 977, ngày 1/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030.

Cần chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp logistics chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Cần chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp logistics chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

VOV.VN - Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, được Cơ quan hàng hải Mỹ cấp phép. Việt Nam cũng xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.

Cần chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp logistics chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Cần chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp logistics chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

VOV.VN - Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, được Cơ quan hàng hải Mỹ cấp phép. Việt Nam cũng xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.