Cảng cá Tiên Châu vẫn chưa đáp ứng được dịch vụ hậu cần nghề cá

VOV.VN - Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho các tàu khai thác thủy hải sản, tỉnh Phú Yên đã đầu tư nâng cấp cảng cá Tiên Châu. Thế nhưng đến nay, cảng cá này vẫn chưa thu hút được các doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

Cảng cá Tiên Châu, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là nơi cập bến của hàng trăm tàu cá địa phương, trong đó có nhiều tàu đánh bắt xa bờ. Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho các tàu khai thác thủy hải sản, tỉnh Phú Yên đã đầu tư nâng cấp cảng cá Tiên Châu. Thế nhưng đến nay, cảng cá này vẫn chưa thu hút được các doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

Năm 2018, UBND tỉnh Phú Yên có quyết định đầu tư nâng cấp cảng cá Tiên Châu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng. Đầu năm 2021, dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thế nhưng, đến nay cảng cá này vẫn chưa đáp ứng được dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ngư dân Trần Văn Mạnh (68 tuổi), trú xã An Ninh Tây, huyện Tuy An cho biết, khi cảng cá Tiên Châu được đầu tư nâng cấp, ngư dân địa phương rất mừng, bởi tàu cập cảng bà con có chỗ bán cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản. Tuy nhiên, hơn một năm qua, các tàu về cập cảng bán cá, nhưng khi vươn khơi trở lại phải di chuyển qua khu vực xã An Ninh Đông, cùng huyện Tuy An để lấy đá cây và mua các đồ dùng khác vì cảng cá Tiên Châu không có các dịch vụ này.

Ngư dân Trần Văn Mạnh cho biết: “Ở đây chủ yếu là dân đánh bắt cá xa bờ. Bà con bán cá ở chỗ có mái che thuận tiện. Nhưng hiện nay, cảng Tiên Châu đang thiếu nhà máy nước đá. Để mua đá cây trước khi vươn khơi, ngư dân phải đưa tàu qua bên kia cập cảng (xã An Ninh Đông), nhưng không được thuận lợi như ở đây. Cảng bên đó của tư nhân nên nhỏ, tàu cá đông. Hơn nữa luồng lạch bên đó tùy theo con nước, khi nước cạn bà con vào không được cũng gây phiền hà".

Sau khi cảng cá Tiên Châu được đầu tư nâng cấp đưa vào sử dụng, Ban Quản lý cảng cá Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã xây dựng giá dịch vụ và giá cho thuê hạ tầng ở cảng cá rồi thông báo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê mặt bằng tại cảng cá. Thế nhưng, hiện mới chỉ có 2 doanh nghiệp đến thuê mặt bằng để thu mua thủy hải sản và một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại cảng cá này.

Ông Hà Viên, Giám đốc Ban quản lý cảng cá Phú Yên cho biết, gần khu vực cảng cá Tiên Châu có rất nhiều tổ chức, cá nhân tự phát lập điểm thu mua hải sản, cung ứng xăng dầu, đá cây cho tàu cá nhưng không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tàu cá chiều dài 15 mét trở lên chưa chấp hành đầy đủ việc cập cảng cá theo chỉ định để bốc dỡ thủy sản, mà lại cập tại thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông.

Ông Hà Viên cho biết thêm, thời gian qua, Ban Quản lý cảng cá Phú Yên đã phối hợp với UBND huyện Tuy An tuyên truyền, vận động các hộ thu mua hải sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá vào hoạt động trong cảng Tiên Châu nhưng chưa có sự đồng thuận.

“Về quy định Nhà nước đến nay đã đầy đủ hết, phương án khai thác, giá cho thuê cơ sở hạ tầng, giá dịch vụ tàu thuyền ra vào cảng đều được UBND tỉnh Phú Yên ban hành. Chúng tôi cũng căn cứ vào đó thực hiện. Hiện nay, công trình cảng có rồi, nhưng họ vẫn muốn phát triển một cách tự do không theo quy hoạch. Người dân và các tổ chức họ không muốn vào trong cảng do phải tăng chi phí” - ông Viên chia sẻ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên, để khắc phục những tồn tại về thiếu dịch vụ hầu cần tại cảng cá Tiên Châu, Sở đã đề nghị UBND huyện Tuy An chỉ đạo các các địa phương kiên quyết giải tỏa, xử lý tình trạng tổ chức, cá nhân tự phát lập các bến cá, các điểm thu mua thủy hải sản, cung cấp xăng dầu, đá cây... tại những địa điểm không theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, vận động người dân, doanh nghiệp di dời vào cảng cá Tiên Châu để hoạt động.

Sở Nông nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Thanh tra sở, Chi cục thủy sản tỉnh phối hợp với lực lượng biên phòng xử lý nghiêm các tàu cá từ 15 mét trở lên chưa chấp hành việc cập cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết: “Nhà nước quy hoạch cảng cá, khu neo đậu như thế, nhưng ngư dân người ta thấy chỗ nào thuận thì họ vào. Bất cập đó đã kéo dài nhiều năm. Nếu làm như vậy thì rất khó để nâng cao hiệu quả của cảng cá. Cảng cá Tiên Châu vẫn còn là cảng cá loại 2, phục vụ khu vực huyện Tuy An. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, thứ nhất là sắp xếp các tổ chức cá nhân hoạt động liên quan đến nghề cá phải vào cảng cá. Thứ 2 nữa là phải nạo vét luồng lạch"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà thầu cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận căng băng rôn đòi nợ, Tập đoàn Đèo Cả nói gì?
Nhà thầu cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận căng băng rôn đòi nợ, Tập đoàn Đèo Cả nói gì?

VOV.VN - Tập đoàn Đèo Cả yêu cầu Công ty Nguyễn Vinh phải chứng minh việc Đèo Cả có nợ hay không và đề nghị cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra làm rõ để bảo vệ quyền lợi, uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhà thầu cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận căng băng rôn đòi nợ, Tập đoàn Đèo Cả nói gì?

Nhà thầu cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận căng băng rôn đòi nợ, Tập đoàn Đèo Cả nói gì?

VOV.VN - Tập đoàn Đèo Cả yêu cầu Công ty Nguyễn Vinh phải chứng minh việc Đèo Cả có nợ hay không và đề nghị cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra làm rõ để bảo vệ quyền lợi, uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng VietGap trong ruộng lúa ở Cà Mau
Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng VietGap trong ruộng lúa ở Cà Mau

VOV.VN - Hướng tới nâng cao thu nhập cho người dân vùng đất rừng U Minh hạ trên cùng đơn vị diện tích, Sở Khoa học – Công nghệ Cà Mau đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa theo chuẩn VietGap ở xã Khánh Thuận (huyện U Minh).

Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng VietGap trong ruộng lúa ở Cà Mau

Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng VietGap trong ruộng lúa ở Cà Mau

VOV.VN - Hướng tới nâng cao thu nhập cho người dân vùng đất rừng U Minh hạ trên cùng đơn vị diện tích, Sở Khoa học – Công nghệ Cà Mau đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa theo chuẩn VietGap ở xã Khánh Thuận (huyện U Minh).

Bỏ túi hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi cá linh và tôm càng xanh
Bỏ túi hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi cá linh và tôm càng xanh

VOV.VN - Mô hình nuôi cá linh, kết hợp tôm càng xanh trong ruộng lúa hay thả cá lóc trong những tháng có nước về đã cho người dân có thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Bỏ túi hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi cá linh và tôm càng xanh

Bỏ túi hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi cá linh và tôm càng xanh

VOV.VN - Mô hình nuôi cá linh, kết hợp tôm càng xanh trong ruộng lúa hay thả cá lóc trong những tháng có nước về đã cho người dân có thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.