Căng thẳng gia tăng với Trung Quốc sẽ làm phương hại tới các doanh nghiệp Mỹ

VOV.VN - Phòng Thương mại Mỹ cảnh báo căng thẳng gia tăng với Trung Quốc có thể có các hậu quả nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Mỹ.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ, việc tách rời hoàn toàn với Trung Quốc (cắt bỏ giao thương với Trung Quốc) sẽ khiến ngành công nghiệp máy bay và hàng không của Mỹ thiệt hại từ 38 tỷ USD cho tới 51 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, khoảng 167.000-225.000 việc làm sẽ mất trong lĩnh vực này. Tương tự, doanh thu từ các vật liệu bán dẫn của Mỹ sang Trung Quốc cũng sẽ sụt giảm 83 tỷ USD cùng với 124.000 việc làm bị mất đi.

Báo cáo với tên gọi tạm dịch là “Hiểu về sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc” đưa ra viễn cảnh chấm dứt các hoạt động giao thương giữa hai siêu cường kinh tế có quan hệ đan xen, một khả năng được dự báo chỉ có thể xảy ra khi hai bên tiến hành chiến tranh tổng lực. Tuy nhiên, Phòng Thương mại Mỹ cho rằng cần thiết phải cân nhắc mọi trường hợp để giúp các nhà lập pháp nhìn nhận rõ hơn về các thiệt hại trong việc đối phó với Trung Quốc.

Jeremie Waterman, người đứng đầu bộ phận Trung Quốc thuộc Phòng Thương mại Mỹ, cho rằng “Nếu không được hoạch định một cách hợp lý, tác động của các chính sách của Mỹ có thể làm phương hại với các doanh nghiệp Mỹ”. Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ, nhắm tới các nhà lập pháp và lãnh đạo doanh nghiệp, được thực hiện sau khi chính quyền Tổng thống Biden bắt đầu rà soát lại chính sách Mỹ-Trung Quốc. 

Charles Freeman, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách châu Á của Phòng Thương mại Mỹ cho rằng, các nhà lập pháp cần hiểu về tác động tiêu cực tiềm tàng từ quyết định của mình đồng thời hình dung ra các biện pháp hợp tác với Trung Quốc. Theo ông Charles Freeman “Mục đích là để đảm bảo chính quyền có cách tiếp cận với Trung Quốc trên cơ sở phối hợp và giải quyết các lĩnh vực cạnh tranh và đối đầu”.

Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ được công bố 1 tháng sau một báo cáo tương tự của Phòng thương mại EU tại Trung Quốc qua đó cảnh báo các thành viên của mình cần chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc, hai thị trường lớn đối với các doanh nghiệp châu Âu. Báo cáo cho rằng các thành viên cần cân nhắc đa dạng hóa sản xuất để không phụ thuộc và Trung Quốc. Theo báo cáo này “Các công ty cần cấp bách rà soát lại các hoạt động của mình nhằm xác định các nút cổ chai mà Mỹ hoặc Trung Quốc có thể nhắm tới vì các mục đích chiến lược”.

Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ và Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách của Mỹ và châu Âu. Năm 2017, hai cơ quan này đều công bố các bản báo cáo với cảnh báo rằng chiến lược công nghệ toàn cầu “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” sẽ tìm cách loại bỏ các đối thủ cạnh tranh Mỹ và châu Âu thông qua các các trợ cấp lớn.

Những mối quan ngại đó là trọng tâm của cuộc thương chiến trong vòng hai năm của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. Một báo cáo của chính phủ Mỹ năm 2018 vốn đưa ra tín hiệu về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã 54 lần trích dẫn báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ.

Với báo cáo “Hiểu về sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc”, Phòng Thương mại Mỹ đang gây sức ép với chính phủ nhằm đánh giá thiệt hại về chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Theo báo cáo này “Các nhà lập pháp cần có một thời gian biểu rõ ràng cho các điều chỉnh đối với quan hệ Mỹ-Trung. Việc tìm cách nhanh chóng tách rời mối quan hệ đặc biệt này sẽ dẫn tới những khó khăn kinh tế phản tác dụng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông
Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông

VOV.VN - Một tàu chiến của hải quân Mỹ vừa đi qua các đảo mà Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vào hôm 17/2/2021 – chuyến thứ 2 trong nhiều tuần lễ qua.

Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông

Mỹ đẩy mạnh thách thức các đảo mà Trung Quốc tự nhận vơ ở Biển Đông

VOV.VN - Một tàu chiến của hải quân Mỹ vừa đi qua các đảo mà Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vào hôm 17/2/2021 – chuyến thứ 2 trong nhiều tuần lễ qua.

Hàn-Trung nhất trí thúc đẩy chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình
Hàn-Trung nhất trí thúc đẩy chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình

VOV.VN - Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong hôm qua (16/2) đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, thảo luận về chuyến thăm Seoul của Chủ tịch Tập Cận Bình và một số vấn đề khác.

Hàn-Trung nhất trí thúc đẩy chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình

Hàn-Trung nhất trí thúc đẩy chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình

VOV.VN - Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong hôm qua (16/2) đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, thảo luận về chuyến thăm Seoul của Chủ tịch Tập Cận Bình và một số vấn đề khác.

Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng giãn cách xã hội, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19
Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng giãn cách xã hội, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Từ ngày mai (18/2), đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội sau thời gian dài siết chặt quản lý vì đại dịch Covid-19.

Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng giãn cách xã hội, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19

Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng giãn cách xã hội, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Từ ngày mai (18/2), đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội sau thời gian dài siết chặt quản lý vì đại dịch Covid-19.