Cảnh báo doanh nghiệp Việt mắc bẫy “dự án ma” tại Lào

VOV.VN - Trước thông tin một số doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, Bộ Kế hoạch – Đầu tư Lào đã thông báo không có dự án đường cao tốc nào được triển khai ở Nam Lào.

Không có dự án đường cao tốc nào được triển khai ở Nam Lào. Đó là thông báo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư Lào được Bản tin kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào dẫn lại. Thông tin được cho là nhằm cảnh báo một số doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp tại Lào vẽ ra “dự án ma” để lừa đảo. 

Cục Khuyến khích đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã có thông báo chính thức bác bỏ đề xuất của Công ty Công nghiệp Thương mại và Xây dựng Daovieng Vichit về việc lập báo cáo khả thi và đầu tư xây dựng hai tuyến đường bộ cao tốc dọc theo triền sông Mêkông, từ biên giới Lào-Campuchia (tỉnh Champasak) đến thủ đô Vientiane, dài 752 km và tuyến cao tốc từ biên giới Việt Nam qua tỉnh Attapeu đến tỉnh Champasak, dài 260 km, theo hình thức BOT, vì lý do chưa có nhu cầu thực sự và dự án không khả thi .

Khoảng 5 năm trở lại đây, Công ty Daovieng Vichit đã tự lập Báo cáo khả thi xây dựng hai tuyến đường cao tốc này rồi chia ra các gói thầu khác nhau, mời chào các nhà đầu tư nước ngoài gồm Australia, Việt Nam tham gia. Công ty này yêu cầu các nhà đầu tư lựa chọn gói thầu và đặt cọc một khoản tiền nhất định để được tham gia dự án và đã chiếm đoạt của các nhà đầu tư hàng chục tỉ đồng. Đáng nói là hành vi lừa đảo này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi họ vẫn tiếp tục kêu gọi đầu tư, yêu cầu cọc tiền tại Việt Nam, ngay cả sau khi dự án bị cơ quan chức năng của Lào bác bỏ.

Một số nhà đầu tư đã đến cơ quan đại diện của Việt Nam tại Lào đề nghị hỗ trợ để đòi lại số tiền đặt cọc cho Daovieng Vichit. Tuy nhiên, khả năng này sẽ khó được giải quyết vì Daovieng Vichit chỉ là một doanh nghiệp của Lào chuyên chế biến tinh bộ sắn tại tỉnh Attapeu và đã bị phá sản.

Để tránh rơi vào tình trạng mắc bẫy “dự án ma” mà “tiền mất tật mang”, đề nghị các tổ chức, cá nhân Việt Nam không tham gia đấu thầu xây dựng hai dự án đường bộ cao tốc tại Lào do Công ty Daovieng Vichit mời gọi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đã tăng trở lại
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đã tăng trở lại

VOV.VN - Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào đã tăng trở lại, sau hơn nửa năm bị suy giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đã tăng trở lại

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đã tăng trở lại

VOV.VN - Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào đã tăng trở lại, sau hơn nửa năm bị suy giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

USD tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch cuối tuần
USD tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch cuối tuần

VOV.VN - Sáng 7/11, đồng USD tiếp tục giảm giá trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa ổn định nền kinh tế do đại dịch Covid-19 và cuộc bầu cử Tổng thống diễn biến gay cấn.

USD tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch cuối tuần

USD tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch cuối tuần

VOV.VN - Sáng 7/11, đồng USD tiếp tục giảm giá trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa ổn định nền kinh tế do đại dịch Covid-19 và cuộc bầu cử Tổng thống diễn biến gay cấn.

Giá USD lao dốc trước diễn biến kịch tính của bầu cử Mỹ
Giá USD lao dốc trước diễn biến kịch tính của bầu cử Mỹ

VOV.VN - Giá USD ngày 6/11 diễn biến theo xu hướng sụt giảm sau khi cuộc bầu cử tại Mỹ có những diễn biến đầy kịch tính giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden.

Giá USD lao dốc trước diễn biến kịch tính của bầu cử Mỹ

Giá USD lao dốc trước diễn biến kịch tính của bầu cử Mỹ

VOV.VN - Giá USD ngày 6/11 diễn biến theo xu hướng sụt giảm sau khi cuộc bầu cử tại Mỹ có những diễn biến đầy kịch tính giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden.

Lào hút đầu tư nước ngoài bằng chính sách "3 mở"
Lào hút đầu tư nước ngoài bằng chính sách "3 mở"

VOV.VN - Chính sách “3 mở”, gồm “Tư duy mở”, “Thông tin mở ” và “Rào cản mở” để thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Lào.

Lào hút đầu tư nước ngoài bằng chính sách "3 mở"

Lào hút đầu tư nước ngoài bằng chính sách "3 mở"

VOV.VN - Chính sách “3 mở”, gồm “Tư duy mở”, “Thông tin mở ” và “Rào cản mở” để thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Lào.