Cao su Phủ Quỳ - Nghệ An lao đao vì mất mùa

VOV.VN -  Năm ngoái, 1 tấn mủ cao su cốm có giá 45 triệu đồng nay rớt xuống còn 36 triệu đồng.

Hiện là thời điểm chính vụ khai thác mủ cao su ở các nông trường Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An. Thế nhưng, cây công nghiệp chủ lực này trên vùng đất đỏ bazan thị xã Thái Hòa, và huyện Nghĩa Đàn vẫn chưa có mủ để thu hoạch.

Tại các khu vực trồng cao su rộng lớn thuộc xóm Phú Tân, Phú Thuận, xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) vắng bóng công nhân. Nhiều năm qua, rừng cao su đã cho sản lượng mủ cao, nhưng một số hộ nhận khoán cây cao su của Nông trường Tây Hiếu 1 lại làm dóng treo bát mủ lên cây chỉ với hi vọng mưa xuống, có độ ẩm thì may chăng cao su mới cho mủ.

Chị Nguyễn Thị Tĩnh- hộ nhận khoán thuộc Nông trường Tây Hiếu 1, thị xã Thái Hòa, nói: “Dịch bệnh phấn trắng đã ảnh hưởng đến khả năng cho mủ của cây cao su. Và không có mưa, nắng nóng khô hạn cây cao su không có mủ đã quá hai tháng rồi. Giờ chúng tôi chờ thôi…”.

 
Ảnh: KT
Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cà phê cao su Nghệ An quản lý, khai thác 2.600 ha cao su. Trong đó, diện tích đang trong thời kì lấy mủ là 1.100 ha. Có tới 5 nông trường chuyên chăm lo cho việc chăm sóc, khai thác mủ cao su nhưng nay các đơn vị này không thể khai thác mủ.

 

Theo ông Nguyễn Văn Trường, cán bộ kĩ thuật của Nông Trường Tây Hiếu 1, thị xã Thái Hòa, nguyên nhân dẫn đến cây cao su chưa thể lấy được mủ là do xảy ra liên tiếp nhiều đợt dịch bệnh phấn trắng trên thân cây, cành lá, nắng hạn lại kéo dài, không đủ điều kiện tích mủ.

Chưa năm nào mà cây cao su trên vùng đất bazan này thiếu mủ trong chính vụ thu hoạch như năm nay. Hai tháng qua, doanh nghiệp thất thu đến hàng trăm tấn mủ. Nhiều hộ dân nhận khoán rừng cao su cũng không thể có sản phẩm để nộp phần trăm giao khoán cho các nông trường.

Ông Trần Đức Tiến, Giám đốc Nông trường Tây Hiếu 1, thị xã Thái Hòa – Nghệ An nói: Chúng tôi rất chia sẻ với các hộ nhận khoán vì khó khăn chung. Chúng tôi đang tích cực chỉ đạo chăm sóc bằng các biện pháp để kích thích cho cây ra mủ, nhưng cơ bản vẫn phải phụ thuộc độ ẩm thời tiết…”.

Trong khi cây cao su trên vùng đất Phủ Quỳ bị thiệt hại đáng kể do dịch bệnh phấn trắng và nắng hạn, giá cả mủ cao su bị sụt giảm trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Một tấn mủ cao su cốm, năm ngoái có giá 45 triệu đồng, thì nay, rớt xuống còn 36 triệu đồng. Việc kinh doanh loại cây công nghiệp chủ lực này ở Nghệ An đang rơi vào tình trạng khó khăn, khiến cho doanh nghiệp và hộ dân trồng cao su lao đao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Campuchia tăng cường xuất khẩu mủ cao su
Campuchia tăng cường xuất khẩu mủ cao su

Xuất khẩu mủ cao su trong nửa đầu năm 2011 của Campuchia tăng 84% so với cùng kỳ năm 2010.

Campuchia tăng cường xuất khẩu mủ cao su

Campuchia tăng cường xuất khẩu mủ cao su

Xuất khẩu mủ cao su trong nửa đầu năm 2011 của Campuchia tăng 84% so với cùng kỳ năm 2010.

Khởi công nhà máy chế biến mủ cao su tại Quảng Trị
Khởi công nhà máy chế biến mủ cao su tại Quảng Trị

Nhà máy nằm trên diện tích 10ha (tại địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ), có công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm.

Khởi công nhà máy chế biến mủ cao su tại Quảng Trị

Khởi công nhà máy chế biến mủ cao su tại Quảng Trị

Nhà máy nằm trên diện tích 10ha (tại địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ), có công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm.

Việt Nam sẽ xây nhà máy chế biến mủ cao su tại Campuchia
Việt Nam sẽ xây nhà máy chế biến mủ cao su tại Campuchia

VOV.VN-Năm nay, Công ty Phát triển Cao su Phước Hòa Kampong Thom sẽ khảo sát xây dựng nhà máy này với công suất trên 10.000 tấn/năm.

Việt Nam sẽ xây nhà máy chế biến mủ cao su tại Campuchia

Việt Nam sẽ xây nhà máy chế biến mủ cao su tại Campuchia

VOV.VN-Năm nay, Công ty Phát triển Cao su Phước Hòa Kampong Thom sẽ khảo sát xây dựng nhà máy này với công suất trên 10.000 tấn/năm.

Một tháng bắt 10 vụ trộm cắp mủ cao su
Một tháng bắt 10 vụ trộm cắp mủ cao su

Tình trạng trộm cắp mủ cao su tại các nông trường cao su của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu diễn biến phức tạp, các vụ hành hung lực lượng bảo vệ ngày càng manh động, hung hãn.

Một tháng bắt 10 vụ trộm cắp mủ cao su

Một tháng bắt 10 vụ trộm cắp mủ cao su

Tình trạng trộm cắp mủ cao su tại các nông trường cao su của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu diễn biến phức tạp, các vụ hành hung lực lượng bảo vệ ngày càng manh động, hung hãn.