Chậm kinh phí cho công tác bảo trì đường bộ

VOV.VN - Kinh phí được phân bổ hàng năm chỉ đạt trên 30% khiến công tác sửa chữa và bảo trì cầu đường không kịp thời.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), chỉ tính riêng một số công việc cấp bách Tổng cục phải thực hiện năm 2013 như điều chỉnh, bổ sung, thay thế biển báo hiệu đường bộ, xử lý điểm đen, sửa chữa khẩn cấp một số đoạn tuyến trọng yếu đã bị hư hỏng do mưa bão… đã chiếm nguồn kinh phí lên khoảng 1.945 tỷ đồng.

Thông tin được ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu. Năm 2012, nhu cầu vốn cần 8.797 tỷ đồng, nhưng NSNN chỉ đáp ứng được 2.804,815 tỷ đồng (đạt 31,9%).

Năm 2013, Tổng cục ĐBVN cũng cần nguồn vốn 11.063 tỷ đồng, nhưng thực tế nguồn kinh phí được cấp từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương chỉ đạt 4.097 tỷ đồng (đạt 37%) dẫn đến cầu đường không được bảo trì đúng niên hạn. Riêng năm 2012, nhiều công việc đã thực hiện xong nhưng chưa có nguồn thanh toán nên phải cân đối sang năm 2013 thanh toán số tiền 627.700 tỷ đồng.

Từ thực tế này, ông Quyền cho biết, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các chủ đầu tư (Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT nhận ủy thác quản lý quốc lộ) khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ pháp lý giữa chủ đầu tư và nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các nhà thầu theo nguồn kinh phí được cấp, không để đọng vốn tại các Chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng đã làm việc với các cơ quan có liên quan (Quỹ Bảo trì đường bộ, Kho bạc Nhà nước) để chuyển vốn cho các chủ đầu tư trong thời gian sớm nhất. Tổng cục cũng yêu cầu các nhà thầu thực hiện khối lượng tương ứng với số tiền tạm ứng hợp đồng làm công tác đảm bảo giao thông, không để các dự án triển khai trong thời gian qua không có tình trạng nợ đọng.

Từ nay đến cuối năm, Tổng cục ĐBVN đã sắp xếp thứ tự ưu tiên theo nhóm công việc, tùy thuộc vào nguồn vốn được bổ sung, có vốn đến đâu sẽ thực hiện đến đó đồng thời chỉ đạo các đơn vị vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông trên tuyến do đơn vị quản lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội thu 600 tỷ đồng/năm từ phí đường bộ đối với xe máy
Hà Nội thu 600 tỷ đồng/năm từ phí đường bộ đối với xe máy

VOV.VN -Điều mà dư luận quan tâm là ai sẽ giám sát số tiền thu được và liệu có đảm bảo chi đúng cho mục đích bảo trì đường bộ?

Hà Nội thu 600 tỷ đồng/năm từ phí đường bộ đối với xe máy

Hà Nội thu 600 tỷ đồng/năm từ phí đường bộ đối với xe máy

VOV.VN -Điều mà dư luận quan tâm là ai sẽ giám sát số tiền thu được và liệu có đảm bảo chi đúng cho mục đích bảo trì đường bộ?

Tăng phí đường bộ với ôtô từ năm 2014
Tăng phí đường bộ với ôtô từ năm 2014

(VOV) -Mức thu phí đường bộ đối với ôtô sẽ từ 10.000-200.000 đồng/vé/lượt tùy trọng tải xe.

Tăng phí đường bộ với ôtô từ năm 2014

Tăng phí đường bộ với ôtô từ năm 2014

(VOV) -Mức thu phí đường bộ đối với ôtô sẽ từ 10.000-200.000 đồng/vé/lượt tùy trọng tải xe.

100 tỷ đồng bổ sung, thay thế biển báo đường bộ
100 tỷ đồng bổ sung, thay thế biển báo đường bộ

Kế hoạch bao gồm việc bổ sung biển báo, thay thế biển báo cũ hỏng hoặc chưa phù hợp.

100 tỷ đồng bổ sung, thay thế biển báo đường bộ

100 tỷ đồng bổ sung, thay thế biển báo đường bộ

Kế hoạch bao gồm việc bổ sung biển báo, thay thế biển báo cũ hỏng hoặc chưa phù hợp.

Chi 20 tỷ đồng quỹ bảo trì đường bộ để trợ cấp thất nghiệp
Chi 20 tỷ đồng quỹ bảo trì đường bộ để trợ cấp thất nghiệp

VOV.VN - Số tiền này để giải quyết một phần lương thất nghiệp, đồng thời trả chế độ một lần cho người lao động tại các trạm thu phí

Chi 20 tỷ đồng quỹ bảo trì đường bộ để trợ cấp thất nghiệp

Chi 20 tỷ đồng quỹ bảo trì đường bộ để trợ cấp thất nghiệp

VOV.VN - Số tiền này để giải quyết một phần lương thất nghiệp, đồng thời trả chế độ một lần cho người lao động tại các trạm thu phí