Chậm tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp Việt mất lợi thế cạnh tranh

VOV.VN - Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống được cho là phức tạp và tốn kém cho cả cơ quan nhà nước lẫn nhà xuất khẩu.

Theo cơ chế chứng nhận xuất xứ nước ta đang áp dụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo yêu cầu của nhà xuất khẩu. Cơ chế này được cho là có độ tin cậy tương đối cao, tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu đều cho rằng, cơ chế này nhìn chung quá phức tạp và tốn kém cho cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền lẫn nhà xuất khẩu. 

Trong nhiều trường hợp, yêu cầu về chứng từ để chứng minh xuất xứ hàng hóa  đã gây ra những cản trở không cần thiết cho nhà xuất khẩu và là một trong những nhân tố dẫn đến tỉ lệ sử dụng thấp C/O trong một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

 

 Chứng nhận xuất xứ truyền thống khá phức tạp và gây tốn kém  (Ảnh: SGTimes)

Hiện nay, tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) đang dần trở thành một xu thế khách quan, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và được một số đối tác thương mại của Việt Nam đặt ra trong đàm phán một số hiệp định thương mại tự do.

Việc thực hiện cơ chế TCNXX hàng hóa sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức thực hiện việc kiểm tra nguồn gốc hàng hóa. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước tại nước xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc hàng hóa nữa mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự khai xuất xứ của hàng hóa. Những nhà xuất khẩu được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép TCNXX sẽ được tự xác định xuất xứ sản phẩm xuất khẩu của mình đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ theo tiêu chuẩn chung.

Tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương, Ban thư ký EFTA và VCCI tổ chức sáng nay (17/6) tại Hà Nội, ông Trần Trung Trực, Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) cho biết, Việt Nam là một thành viên của khối ASEAN thống nhất sử dụng TCNXX và đang trong quá trình cân nhắc đưa vào áp dụng cơ chế này.

So với cơ chế truyền thống, cơ chế tự chứng nhận đơn giản hơn và tiết kiệm hơn. Cơ chế này cung cấp một hệ thống chứng nhận đơn giản, cho phép giảm chi phí giao dịch thương mại, đẩy nhanh thủ tục xuất khẩu, thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác, kết quả là làm tăng đáng kể tỷ lệ sử dụng C/O hiện nay. Khi nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều khó khăn khi phải đáp ứng theo yêu cầu của phía Hải quan do những lỗi nhỏ ( thường là lỗi chính tả, lỗi hình thức) trên C/O không phù hợp với mẫu quy định.

Hiện nay, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Singapore, New Zealand, Australia, EU, Mỹ, Canada, Mexico, Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, một số nước Mỹ La-tinh, Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhiều FTA trên thế giới hiện nay cũng đã áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ở các mức độ, hình thái khác nhau nhưng về cơ bản đều giống nhau ở điểm là chuyển dịch vụ công này từ cơ quan chính phủ (hoặc cơ quan được Chính phủ ủy quyền) sang cho khối tư nhân.

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ, VCCI, nhận định: “Nếu Việt Nam không sớm tham gia chương trình này thì các doanh nghiệp nước ta sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài khi ra thị trường quốc tế”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao bảo hộ xuất xứ tại EU cho nước mắm Phú Quốc
Trao bảo hộ xuất xứ tại EU cho nước mắm Phú Quốc

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại thị trường EU...

Trao bảo hộ xuất xứ tại EU cho nước mắm Phú Quốc

Trao bảo hộ xuất xứ tại EU cho nước mắm Phú Quốc

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại thị trường EU...

Nỗi lo giữ "bảo hộ xuất xứ" cho nước mắm Phú Quốc
Nỗi lo giữ "bảo hộ xuất xứ" cho nước mắm Phú Quốc

VOV.VN - “Mừng và lo” là tâm sự chung của người làm nghề vì họ đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguyên liệu cá.

Nỗi lo giữ "bảo hộ xuất xứ" cho nước mắm Phú Quốc

Nỗi lo giữ "bảo hộ xuất xứ" cho nước mắm Phú Quốc

VOV.VN - “Mừng và lo” là tâm sự chung của người làm nghề vì họ đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguyên liệu cá.

Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để tránh bị phụ thuộc
Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để tránh bị phụ thuộc

Trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đều có mức tăng trưởng dương

Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để tránh bị phụ thuộc

Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để tránh bị phụ thuộc

Trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đều có mức tăng trưởng dương